img
[eMagazine] - Ở nơi ông bố, bà mẹ... tuôn trào nước mắt  - Ảnh 1.

Dù là nơi chăm sóc hàng trăm đứa trẻ vừa lọt lòng mẹ, thế nhưng hiếm hoi lắm mới nghe thấy tiếng "ọ ẹ" của con trẻ mà thay vào đó là chi chít thiết bị máy móc với những âm thanh bíp bíp và sự lặng thầm, tận tuỵ của những người mẹ, người cha áo xanh của Trung tâm Chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

[eMagazine] - Ở nơi ông bố, bà mẹ... tuôn trào nước mắt  - Ảnh 2.
img

heo những nhân viên của Trung tâm Chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, khi đã phải chuyển đến điều trị ở khu vực hồi sức và điều trị tích cực thì đều là những trường hợp bệnh lý hoặc sinh non, nhẹ cân. Thậm chí có những sinh non ở tuần 24-26, cân nặng chỉ 500 gr- tương đương với một chai nước suốt 500 ml. 

Bác sĩ Nguyễn Thu Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc và điều trị Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ thử tượng một đứa trẻ chỉ có 500gr thôi, vô cùng yếu ớt, đến tiếng khóc cũng chỉ "bé xíu" hoặc đôi khi chỉ là những thay đổi trên gương mặt chỉ nhỏ như nắm tay. Trong khi đó, các bộ phận trên cơ thể đều bé tí tẹo, đến nhịp thở còn khó nhọc, cẳng chân bé chỉ bằng ngón tay của mình, nội tạng như tim phổi, não đều phát triển chưa hoàn thiện. "Vì thế dù có làm gì các cô cũng phải hết sức nhẹ nhàng, cẩn thận, đặc biệt là làm các thủ thuật lấy máu xét nghiệm, tiêm truyền vì sơ sẩy là vào xương cháu bé"- bác sĩ Hoa kể chị vẫn luôn dặn dò các điều dưỡng như thế.


[eMagazine] - Ở nơi ông bố, bà mẹ... tuôn trào nước mắt  - Ảnh 4.

Để nuôi dưỡng một đứa trẻ sinh non, cân nặng chỉ trên dưới 1 kg, các bác sĩ, điều dưỡng tại Trung tâm phải gắn bó với con từ 2-3 tháng. Trong quá trình đó có những lúc các nhân viên y tế ở đây phải "nín thở" nghe ngóng từng biến đổi về sức khoẻ của các con. Theo điều dưỡng trưởng Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh Nguyễn Thị Thu Trang, các bé phải nằm tại đây đều gặp bệnh lý phối hợp của nhiều bệnh nguy hiểm: ruột hoại tử, nhiễm trùng, xuất huyết não, bị suy hô hấp nặng, nhiễm khuẩn, dị tật bẩm sinh, bệnh chuyển hóa, viêm phổi, viêm phế quản…. 

Cả khoa luôn trong tình trạng cấp cứu, bữa ăn trưa thường rơi vào lúc 1-2 giờ chiều song những nhân viên ở đây đều rất đỗi ân cần, dịụ dàng. "Chúng tôi luôn nghĩ rằng khi chăm sóc các con, mọi người phải đặt tình cảm như con mình ở nhà bởi nếu chỉ có lòng yêu nghề thôi sẽ chưa đủ"- điều dưỡng Trang chia sẻ. Với một người gần 10 năm gắn bó với những đứa trẻ sơ sinh, có những bé sinh non phải nằm tới 3- 4 tháng từ khi lọt lòng mẹ, chị Trang và nhiều điều dưỡng khác thuộc cả tính cách, cữ ăn đến tiếng khóc khi "đòi" được các cô, các bác xoa lưng, nhẹ nhàng vỗ về.


[eMagazine] - Ở nơi ông bố, bà mẹ... tuôn trào nước mắt  - Ảnh 5.
[eMagazine] - Ở nơi ông bố, bà mẹ... tuôn trào nước mắt  - Ảnh 6.

Theo điều dưỡng Trang, không giống những nơi điều trị bệnh nhi khác, bệnh nhân ở đây rất đặc thù khi mà các bé không biết gọi, không biết kêu nên hầu hết được theo dõi bởi hệ thống máy móc hiện đại. Các tín hiệu của cơn ngừng thở, tím tái, hạ thân nhiệt, thông số lồng ấp thay đổi... đều thể hiện qua những tiếng tít tít, bíp bíp, ting ting, ro ro… trong căn phòng với hàng trăm chiếc lồng ấp đang nuôi dưỡng sự sống cho các bé. Các con không có sức để kêu khóc hay dãy dụa nên bác sĩ, điều dưỡng không chỉ nhìn chỉ số trên máy móc mà phải "lượn liên tục" 24/24 quanh lồng ấp của các con để nhìn từng nét nhăn mặt, từng cái cựa mình, gồng bụng để biết con bị làm sao để kịp thời điều chỉnh.

"Món quà làm chúng tôi hạnh phúc nhất chính là những đôi mắt đen láy ngước nhìn theo mỗi khi cho ăn, thay bỉm hay một nụ cười vu vơ của các thiên thần. Với những điều dưỡng ở đây, nuôi dưỡng một đứa trẻ sinh non khó hơn rất nhiều, bởi lượng sữa trẻ ăn vào không như các mẹ vẫn "tám chuyện" với nhau là con ăn 20 ml- 50 ml hay 100 ml sữa; những đứa trẻ ở đây lượng sữa ăn vào chỉ tính bằng 1 ml. Để ăn hết 1ml sữa này, có con phải mất tới 3 giờ đồng hồ. Đôi khi niềm vui đến với các cô điều dưỡng chỉ đơn giản là hôm nay bé đã ăn thêm được 1- 2ml sữa và con đã tự "bài tiết" thành công.


[eMagazine] - Ở nơi ông bố, bà mẹ... tuôn trào nước mắt  - Ảnh 7.
[eMagazine] - Ở nơi ông bố, bà mẹ... tuôn trào nước mắt  - Ảnh 8.
img

ể từ năm 2010, khi lần đầu tiên Trung tâm cứu sống thành công em bé sinh non chỉ nặng 500gr, đến nay, tại trung tâm này, đã có hơn 10 trẻ sơ sinh được các bác sĩ, điều dưỡng dốc sức chăm sóc, ôm ấp, vỗ về... và trao tặng cho bé cuộc sống kỳ diệu.

Chị Vũ Thị L., ở Hà Nội kể lại câu chuyện mà chị vẫn chưa tin đó là sự thật khi cách đây tròn một năm, chị tưởng không thể giữ lại được con gái sinh non ở tuần thứ 26, bé chỉ nặng 600 gram. Sau khi sinh con, chị gạt nước mắt về nhà một mình vì con gái được đưa vào lồng kính với chế độ chăm sóc đặc biệt do các bộ phận trong cơ thể chưa hoàn thiện. Hơn 3 tháng không được chạm vào con là quãng thời gian chị phải đối mặt với những vấn đề về tâm lý, cả gia đình phải sống trong tâm trạng thấp thỏm, lo âu. Có những lúc, vợ chồng chị bủn rủn chân tay, tai ù đi, chân không thể đứng vững khi nghe bác sĩ nói con gái mình đứng trước nguy cơ bị mù vĩnh viễn... 

Thế nhưng, may mắn đã mỉm cười khi sức khỏe của con ngày càng tiến triển tốt, hấp thụ dinh dưỡng nhanh và phát triển bình thường. Ngày con được xuất viện, chị L. ôm các nhân viên tại Trung tâm và chỉ biết  khóc vì hạnh phúc đến quá đỗi diệu kỳ.

img
img
img


Nhắc lại một trong những bệnh nhân khó quên, bác sĩ Nguyễn Thu Hoa không giấu được niềm vui khi cho chúng tôi xem lại hình ảnh cậu bé kháu khỉnh trong tin nhắn gửi đến cho "mẹ Hoa". Đó là một bé trai 2 tuổi con của một cặp vợ chồng gần 50 tuổi. Bé là "kỷ lục" của Trung tâm khi trở thành trẻ sinh non thiếu tháng được cứu sống khi chào đời ở 24 tuần tuổi, nặng 500g. 

Mẹ của bé (lúc đó 50 tuổi, ngụ Từ Liêm, Hà Nội) thụ tinh nhân tạo trong sự chờ đợi và kỳ vọng của cả dòng tộc sau khi người con trai duy nhất đã ra đi ở tuổi 17 do bị ung thư, chị gái đã lập gia đình và sinh con. Nỗi đau mất mát quá lớn, cùng với việc phải có con trai trưởng dòng họ, người mẹ mang thai trong áp lực. 

Bé chào đời chỉ nặng vỏn vẹn 500gr và mới được 25 tuần tuổi. Bé bị xuất huyết não, đã nhiều lần bị suy hô hấp, ngừng thở và tưởng chừng không thể cứu được. Cả dòng họ ngày ngày túc trực ở Trung tâm Sơ sinh, cầu cạnh các bác sĩ phải cứu bằng được đứa bé này vì đó là con trai nối dõi của cả dòng tộc. "Bé chào đời khi các bộ cơ thể chưa phát triển đầy đủ, sức đề kháng yếu, não, tim, phổi chưa hoàn thiện khiến bệnh nhi phải thở máy hoàn toàn. Nhiều lần bé xuất hiện các cơn ngừng tim, không cai được máy thở. Đã có lúc chúng tôi định buông xuôi nhưng thật kỳ diệu, chúng tôi đã cứu được cháu và giờ cháu đã 2 tuổi, sức khỏe tốt, phát triển như một đứa trẻ bình thường"- bác sĩ Hoa xúc động nói.

[eMagazine] - Ở nơi ông bố, bà mẹ... tuôn trào nước mắt  - Ảnh 11.
[eMagazine] - Ở nơi ông bố, bà mẹ... tuôn trào nước mắt  - Ảnh 12.
img

heo điều dưỡng Trang, khi đã lựa chọn công việc này là họ chấp sự thiệt thòi đối với gia đình, con cái. "Phải có mặt tại bệnh viện từ lúc 7 giờ sáng nên nếu không có người thân hỗ trợ, các con cũng buộc phải dạy sớm để đến trường cho kịp giờ vào làm của mẹ, rồi phải về muộn hơn những bạn khác"- điều dưỡng Trang kể. Thế nhưng, khi được hỏi về "sự chai sạn" cảm xúc hay không khi hằng ngày tiếp xúc với cả trăm bệnh nhi sinh non, điều dưỡng Trang bộc bạch: Công việc này nếu không có cảm xúc sẽ là người vô hình. Những điều dưỡng mới về điều chúng tôi lưu ý đầu tiên là tâm lý các em bé, cách chăm sóc em bé và cũng là để khơi dậy tình yêu thương cho những bạn mới. Khi họ làm một thời gian, họ sẽ có tình cảm.

"Dĩ nhiên, có những lúc chúng tôi cũng phải đối mặt với sự buồn tủi, xót xa khi một sinh linh bé nhỏ không qua khỏi hay không nhận được sự thông cảm, chia sẻ từ phía gia đình nhưng rồi tất cả cũng phải gạt qua một bên để tiếp tục giành giật sự sống cho những em bé khác. Cảm xúc vỡ òa nhất là khi được đưa con về ghép mẹ; được gặp lại các em từng năm, từng năm khi tái khám; được nhận những món quà nhỏ của gia đình các bé vào dịp Ngày thầy thuốc Việt Nam; được chụp ảnh với các em nhỏ đã lớn lên đầy kỳ diệu bởi bàn tay chăm sóc của các cô... Sự gặp lại bao giờ cũng hồ hởi, nhiều hạnh phúc như những người thân lâu ngày hội ngộ và ở đó không có ranh giới của những người mặc áo blouse trắng với các bệnh nhân"- chị Trang xúc động.


img
img
img


Theo thống kê, mỗi năm Trung tâm tiếp nhận điều trị khoảng 25.000 - 26.000 ca sơ sinh, trong đó, số trẻ sơ sinh nhẹ cân, non tháng khoảng 4.000 ca và 30% số này nặng dưới 1.500 gram, tuổi thai dưới 30 tuần. 


[eMagazine] - Ở nơi ông bố, bà mẹ... tuôn trào nước mắt  - Ảnh 15.

Ngọc Dung - Tấn Nguyên
Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên