img
[eMagazine] - Những phận đời mưu sinh trên bãi rác - Ảnh 1.

Trong bóng đêm, ánh đèn đội đầu của những người bới rác soi sáng rực cả con đường. Công cuộc kiếm tìm, ngập ngụa trong rác, họ tìm kiếm túi nilong, nhựa, sắt vụn... nhưng chủ yếu là túi nilong, để riêng từng loại, giặt và phơi khô mới bán được.

Nilong giá 2.000 đồng/kg, nhựa dẻo 5.000 đồng, nhựa chết 3.000 đồng, sắt thép khoảng 2.000 đồng nhưng cũng tùy thời điểm.

img
img
img
img

[eMagazine] - Những phận đời mưu sinh trên bãi rác - Ảnh 3.

Người nào khỏe mạnh và biết việc một đêm có thể kiếm được vài tạ phế liệu, thu nhập thường trung bình từ 200 đến 300.000 đồng. Trước đây, khi khu xử lý mới đi vào hoạt động, người dân ra vào tự do suốt đêm, không cố định giờ giấc. Nhưng khi xe rác về bãi nhiều, người dân lại đứng xung quanh rất nguy hiểm nên Ban quản lý bãi đã quyết định từ 3 giờ sáng mới cho người dân vào bãi, lúc đó sẽ dừng tất cả hoạt động của xe rác.

Cảnh quen thuộc là từ 2 giờ sáng, hàng trăm người nằm ở cửa bãi chờ đợi. Họ ngồi chia sẻ chuyện gia đình, chuyện cuộc sống, chuyện rác, chuyện tiền nóng hoặc đôi khi chỉ nói chuyện cho vui, bớt buồn ngủ. Khoảng 7 giờ, tiếng còi cất lên của bảo vệ bãi rác, tất cả những người dân đi bãi phải dừng mọi hoạt động bới rác. Thành quả của những người đi bãi là những bao rác to được chất đầy trên xe. 

"Đi bãi này cái gì cũng nhặt được hết, từ túi nilong, chai sành đến quần áo rách… Cái gì cũng bán được, chỉ cần có sức khỏe, nhặt nhanh và nhiều là ngày hôm đấy có khi được 700.000-900.000 đồng đấy"- anh Linh chia sẻ.


img
img
img


img
img
img
img
img


Được đưa vào hoạt động năm 1999, từ đó đến nay, bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) trở thành nơi mưu sinh của hàng trăm người dân ở các xã lân cận như Bắc Sơn, Nam Sơn.

[eMagazine] - Những phận đời mưu sinh trên bãi rác - Ảnh 6.

Trước đây, khi chưa có bãi rác, nghề chính của người dân vẫn là làm nông, cuộc sống lay lắt mãi cũng chỉ đủ ăn. Nhưng từ khi nghề bới rác ra đời, đời sống người dân đã thay đổi nhiều, cũng có của ăn của đề, xây được nhà, mua được xe máy.

[eMagazine] - Những phận đời mưu sinh trên bãi rác - Ảnh 7.

Vợ chồng anh Sáng (xã Bắc Sơn) là một trong số nhiều hộ gia đình có cả vợ lẫn chồng đều "đi bãi". Nhiều lúc vợ chồng anh cũng tính đi làm công ty hay làm một công việc gì đó để thoát khỏi cái cảnh nhặt rác nhưng do xa nhà và nhớ con cái, anh chị lại quay về để tiếp tục công việc này.

[eMagazine] - Những phận đời mưu sinh trên bãi rác - Ảnh 8.

Vợ chồng anh Sáng giờ đã quá hiểu công việc này. Về nhà khi trời đã sáng, anh luôn thu được rất nhiều rác tốt, bán có giá. Chiếc xe lôi chất cao ngang đầu người những bao rác là thành quả lao động của vợ chồng anh suốt đêm.

img
img
img


[eMagazine] - Những phận đời mưu sinh trên bãi rác - Ảnh 10.

Về nhà chưa kịp nghỉ ngơi, vợ chồng anh Sáng đổ ngay rác ra sân để phân loại nilong, giấy, nhựa, gỗ, vỏ lon… Vợ anh Sáng ở nhà tiếp tục công việc phân loại, còn anh lại đi xe máy lên Thái Nguyên làm thêm nghề bốc vác mỗi khi có điện thoại gọi đến. Công việc ngày nào cũng như ngày nào.

[eMagazine] - Những phận đời mưu sinh trên bãi rác - Ảnh 11.

Nhiều ngày vừa qua, người dân sống quanh Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội), bức xúc vì chính quyền chậm đền bù, di dời nên đã tập trung chặn xe chở rác thải vào bãi, khiến nhiều khu vực nội thành rác bị ùn ứ, chất đống. Nhiều chung cư đã thông báo tạm ngừng thu gom rác, nhiều tuyến đường trong nội thành rác thải sinh hoạt chất đống, xếp hàng dài giữa lòng đường, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, khiến nhiều người bức xúc.

Tại quận Cầu Giấy, hàng trăm tấn rác đang được tập kết ở khu đất gần công viên Cầu Giấy. Theo ông Bùi Tuấn Anh, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy, bãi đất trống được quận bố trí làm nơi đổ rác tạm thời trong lúc bãi Nam Sơn bị chặn. Rác thải sinh hoạt không thể để ngoài đường nên quận buộc phải đổ tạm ở đó.


66465746_2315350122051896_2400925527788486656_n

Ông Triệu Tuấn Đức, Giám đốc Chi nhánh Nam Sơn - Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco), cho hay mỗi ngày, bãi rác Nam Sơn tiếp nhận trên dưới 4.500 tấn rác sinh hoạt. Dự báo sau khi thông bãi lượng rác này có thể tăng gấp đôi. Đơn vị cũng đã bố trí sẵn 2 khu vực đổ rác song song để đảm bảo tiếp nhận được khối lượng lớn. Chi nhánh cũng đã có phương án tiếp nhận trong những ngày tới ngay sau khi người dân cho xe rác vào bãi. Đơn vị bố trí 100% quân số, phương tiện sẵn sàng tiếp nhận và xử lý 8.000 - 10.000 tấn/ngày một cách an toàn, hiệu quả nhất.

Lãnh đạo Công ty Urenco cũng cho biết ngoài những điểm tập kết rác tạm trong lúc chờ bãi rác Nam Sơn được thông xe thì đơn vị cũng phân rác về điểm xử lý tại Khu xử lý rác thải Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây). Tuy nhiên, nếu tình trạng bãi rác Nam Sơn tiếp tục bị phong tỏa thì năng lực tiếp nhận, xử lý rác cũng chỉ được dưới 7 ngày.

65964109_447633505816486_3216808411668676608_n

Ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, cho biết UBND huyện đã thực hiện các quy trình đền bù di dời theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội. Tháng 3 vừa qua mới hoàn thành cắm mốc giới bàn giao, công khai các quy trình giải phóng mặt băng, chính sách. Trong quý 2.2019, các khâu đo đạc, kê khai, kiểm đếm, thiết lập phương án đền bù… đã được thực hiện. Trong quá trình thiết lập hồ sơ cũng như nắm bắt thông tin, người dân có rất nhiều kiến nghị. Trên cơ sở những kiến nghị như vậy, UBND huyện đã tổng hợp ý kiến, báo cáo lên các sở ngành, UBND TP Hà Nội.

Theo ông Tuấn, nguyên nhân chậm đền bù, di dời các hộ dân trong vùng ảnh hưởng là khó khăn về vốn. Huyện đang tích cực triển khai, các sở ngành, thành phố hiện nay cũng rất tích cực về vấn đề vốn. Ngày 28-6 vừa qua, thành phố mới có chỉ đạo chi trả, huyện cũng đang trả tiền các phương án đợt 1, đợt 2, 3.

Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên