img
(eMagazine) - Lạ lẫm với mắt kính thông minh cho người khiếm thị của 2 nữ sinh - Ảnh 1.

img

ắt kính thông minh là sản phẩm của 2 em Trần Mai Xuân và Thị Bích Nhân, học sinh lớp 9 Trường THCS Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ (Hậu Giang). Nhìn bên ngoài, "chiếc kính thông minh" không khác những chiếc kính thường là mấy, nhưng tính năng đặc biệt nhất của nó chính là giúp người khiếm thị phát hiện vật cản để tránh.

Bên cạnh đó, các em còn gắn thiết bị định vị để người thân dễ dàng biết được người mang "chiếc kính thông minh" đang ở vị trí nào. Ngoài ra, nó còn có thể hỗ trợ người khiếm thị nhận dạng mệnh giá các tờ tiền Việt Nam thông qua nhận diện màu.


img
img


Hàng ngày, chứng kiến sự khó khăn của những người khiếm thị trong việc đi lại cũng như nhận diện đồ vật, đã thôi thúc 2 em "hành động".

Nghĩ là làm, các em bắt tay ngay vào nghiên cứu và cho ra đời chiếc mắt kính với các tính năng hữu ích giúp người khiếm thị bớt đi khó khăn.

(eMagazine) - Lạ lẫm với mắt kính thông minh cho người khiếm thị của 2 nữ sinh - Ảnh 5.

"Nhận dạng về tiền rất khó, có thể bị nhầm lẫn hoặc sai về mệnh giá tiền. Vì vậy, tụi em mới có suy nghĩ là nếu có một thiết bị hay dụng cụ gì đó mà có được tính năng này thì những người khiếm thị sẽ dễ dàng hơn trong cuộc sống. Vậy là ý tưởng về "chiếc kính thông minh" được hình thành"- em Trần Xuân Mai bộc bạch.

Ý tưởng đã có, nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì gặp vô vàng khó khăn. Nhớ lại khoảng thời gian đầu khi thực hiện ý tưởng, 2 em cho biết việc lập trình để có thể làm cho mắt kính nhận dạng được vật cản đã khó, thế nên để kính có thể nhận dạng được màu sắc lại khó gấp nhiều lần.

Hơn nữa, kiến thức về ngôn ngữ lập trình hoàn toàn xa lạ với các em. Không nản chí trước khó khăn, Xuân và Nhân đã trải qua 5 tháng mài mò, nghiên cứu và đã gặt hái được thành công bước đầu.

img
img
img
img


Em Thị Bích Nhân kể lại: Khó khăn nhất là giai đoạn lắp ráp các thiết bị. Lúc đầu tụi em không biết phải lắp thế nào để thiết bị hoạt động được. "Tụi em đã thất bại rất nhiều lần. Có lúc muốn từ bỏ nhưng nghĩ về nỗi khổ của những người khiếm thị nên đã thôi thúc chúng em không được lùi bước. Thế là, tụi em cùng nhau ngồi lại để tìm xem mình đã sai chỗ nào rồi cùng nhau khắc phục".

(eMagazine) - Lạ lẫm với mắt kính thông minh cho người khiếm thị của 2 nữ sinh - Ảnh 7.
(eMagazine) - Lạ lẫm với mắt kính thông minh cho người khiếm thị của 2 nữ sinh - Ảnh 8.

Sự thành công của Xuân và Nhân có sự hỗ trợ nhiệt tình của thầy Mai Trọng Hữu, giáo viên Trường THCS Lương Nghĩa. Thầy Hữu cho biết: "Khi 2 em chia sẻ về ý tưởng, tôi nhận thấy sự hữu ích của nó nên đã hỗ trợ các em phần kiến thức còn thiếu để hoàn thành sản phẩm. Với những người khiếm thị thì việc đi lại và sinh hoạt rất khó khăn, nên sản phẩm của 2 em thật sự ý nghĩa khi đưa vào sử dụng".


(eMagazine) - Lạ lẫm với mắt kính thông minh cho người khiếm thị của 2 nữ sinh - Ảnh 9.

"Mắt kính thông minh" có nguyên lý hoạt động dựa trên cảm biến rung khi nhận diện màu sắc và vật cản. Cụ thể, trong một khoảng cách nhất định, khi gặp vật cản, kính sẽ rung lên báo hiệu cho người dùng biết để tránh. Còn với tính năng phân biệt tiền thì kính sẽ nhận diện ở màu sắc, theo đó có 3 màu cơ bản là xanh dương, đỏ và xanh lá tương đồng với các loại tiền hiện nay. Nếu kính nhận diện màu đỏ thì đó có thể là tiền có mệnh giá 50.000 đồng hoặc 200.000 đồng, vậy là người dùng dựa trên kích thước lớn nhỏ của tờ tiền để nhận diện mệnh giá.

(eMagazine) - Lạ lẫm với mắt kính thông minh cho người khiếm thị của 2 nữ sinh - Ảnh 10.

Ông Phạm Văn Sơn (ngụ xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ) bị khiếm thị hơn 30 năm nay. Sau khi sử dụng thử, ông cho biết "mắt kính thông minh" dù đơn giản nhưng lại hữu ích cho người khiếm thị. "Khi đeo kính, nếu có vật cản phía trước thì nó báo rung, vậy là mình có thể biết để đi hướng khác. Tính năng phân biệt tiền cũng hay, trước đây tôi chỉ đo theo kích thước của tờ tiền để phân định nên rất dễ bị lầm. Giờ thì theo vị trí rung của mắt kính, mình có thể phân ra mệnh giá để không bị lầm" - ông Sơn nói.

Tuy "kính thông minh" vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện nhưng với những tính năng hữu ích của nó, sản phẩm đã đạt giải nhì cuộc thi Khoa học kỹ thuật do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang tổ chức.

SONG ANH - TẤN NGUYÊN


Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên