img
[eMagazine] - Chuyện “giấu kín” của con trai chiến sĩ biệt động Sài Gòn Năm Lai - Ảnh 1.
[eMagazine] - Chuyện “giấu kín” của con trai chiến sĩ biệt động Sài Gòn Năm Lai - Ảnh 2.

Những năm tháng chiến tranh, 6 anh em ông Bình theo mẹ sống trong những ngày dài trốn tránh, không được sống chung với ba. Đến tận ngày hòa bình, ông gặp lại ba nhưng không được kêu 1 tiếng "ba" như bao đứa trẻ khác. "Tôi còn nhớ như in lúc đó, nhiều người nói không tốt về anh em chúng tôi, họ bảo chúng tôi không có cha" -  nói đến đây, mắt ông Bình ướt đẫm, những kỉ niệm của một thời gian khó như ùa về.


img
img
img
img

10 năm sau giải phóng ông mới được gọi ông Trần Văn Lai là ba. "Hồi năm 1977, giải phóng vô gặp lại ba nhưng tôi cũng chỉ có thể gọi là bác mà thôi" - ông Bình chia sẻ.

Đất nước thống nhất, ông Lai chỉ giữ lại một căn nhà để cả gia đình quây quần, còn lại hiến toàn bộ khối tài sản cho Nhà nước. Cuộc sống những ngày đầu hòa bình rất khó khăn. Anh Bình kể: "Thỉnh thoảng ba "làm sang" mua về một tô phở, rồi bỏ thêm nước, thêm muối để nấu thành một nồi phở chan với cơm cho những đứa con".

[eMagazine] - Chuyện “giấu kín” của con trai chiến sĩ biệt động Sài Gòn Năm Lai - Ảnh 4.

Lúc đó, cảm giác vừa hận, vừa buồn, ông cứ suy nghĩ tại sao là máu mủ ruột rà nhưng lại xem như người dưng, sao không nhận mình là con? Sau này ông mới hiểu ra rằng việc ba mình làm thế bởi muốn bảo vệ sự an toàn cho vợ con và đây cũng là nguyên tắc hoạt động của tổ chức, đó là sự hy sinh của những chiến sĩ biệt động Sài Gòn.

Ông Lai bị bệnh và qua đời vào năm 2002. Mỗi khi nhắc về ba, ông Bình luôn kể bằng tất cả sự tự hào, một người sống vì đất nước, vì sự nghiệp giải phóng, thống nhất 2 miền.

Càng tìm hiểu về công việc và cuộc sống của ba mình, ông Bình càng cảm thấy kính phục, những nỗi uất ức, buồn lòng trước đây dần hóa thành tình yêu thương. Lớn lên ông Bình quyết tâm lập thân, lập nghiệp như cha ông. Ông nghĩ tới trách nhiệm của mình với gia đình và quyết tìm mua lại những kỷ vật của cha đã thất lạc khắp nơi. Khi đã hiểu, ông luôn ấp ủ mong muốn sẽ phục dựng lại các căn hầm chứa vũ khí, sưu tầm lại các hiện vật để phục hồi.

img
img
img
img


[eMagazine] - Chuyện “giấu kín” của con trai chiến sĩ biệt động Sài Gòn Năm Lai - Ảnh 7.



[eMagazine] - Chuyện “giấu kín” của con trai chiến sĩ biệt động Sài Gòn Năm Lai - Ảnh 9.
[eMagazine] - Chuyện “giấu kín” của con trai chiến sĩ biệt động Sài Gòn Năm Lai - Ảnh 10.

Đã hơn 20 năm trôi qua, ông Bình vẫn luôn lặn lội đi tìm từng hiện vật, chuộc hoặc mua lại những ngôi nhà mà ba ông từng ở và hoạt động ở quận 1, quận 3, quận Phú Nhuận…

Ông mong muốn "Tôi cứ ước mình có điều kiện sẽ mua và chuộc hết tất cả những căn nhà mà ba tôi từng ở và hoạt động. Tôi luôn muốn làm thật trọn vẹn, không thiếu cái nào. Công ơn của ba mẹ nuôi mình không thể nào cân đong đo đếm được, nên để trả hiếu sẽ không bao giờ là đủ".

img
img
img
img
img
img


[eMagazine] - Chuyện “giấu kín” của con trai chiến sĩ biệt động Sài Gòn Năm Lai - Ảnh 12.

Với quyết tâm mở một chuỗi các quán cà phê bảo tàng Biệt động Sài Gòn ngay tại những căn nhà mà ngày xưa các chiến sĩ biệt động đã ở và hoạt động, quyết tâm ấy ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn trong ông.

Điều ông Bình mong muốn nhất là các thế hệ trẻ sẽ biết được lịch sử hào hùng của các thế hệ trước, không chỉ bằng các hiện vật, câu chuyện được kể, mà ở nơi đó các bạn trẻ sẽ được trải nghiệm một phần cuộc sống của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn.

"Người Sài Gòn mà không biết về biệt động thành! Còn mình biết mà không làm cho mọi người biết là có tội với ông cha và con cháu. Nó sẽ trách: sao chú, sao ba cứ lo kiếm tiền làm giàu mà không lo làm cái gì cho lịch sử ông cha hết. Tôi không thể sống đến lúc ra đi mà không làm được cái gì ý nghĩa để lại cho đời. Sống như vậy nhạt nhẽo lắm!" - ông Bình nói.

Người ta hỏi sao căn nhà ở quận 1 hai mặt tiền đường, bề ngang 7-8m mà không kinh doanh, ông Bình chỉ nói: "Tôi mở quán cà phê kết hợp gắn với lịch sử để minh chứng có một thời kỳ hào hùng như vậy, thời kỳ cha ông đã hi sinh không đòi hỏi, không cần đền đáp. Thì đến thời mình cũng nên như vậy, để truyền tải câu chuyện lịch sử đến lớp trẻ. Mình không làm thì ai làm".

img
img
img
img
img
img
img
img
img

Ông trăn trở: "Thế hệ trước dặn dò tôi phải gìn giữ nó. Mình làm được việc gìn giữ đó rồi nhưng những địa điểm có câu chuyện lịch sử thì phải cho nó sống, phải phát huy nó, chứ không phải gìn giữ là cứ giữ khư khư. Thế thì phải đầu tư cho nó, xin các hiện vật, phải làm cho nhiều người biết đến và thích đến thì địa điểm lịch sử đó mới sống mãi được". 

img
img

 "Tôi có lòng tin vào những điều tốt đẹp. Tại sao mình không cố gắng làm những điều tốt đẹp, để dần dần cái tốt đẹp sẽ lấn át những cái xấu trong xã hội. Tôi mong muốn nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay sẽ yêu lịch sử, tìm hiểu về lịch sử cặn kẽ. Tôi tâm huyết với việc mình đang làm và sẽ tiếp tục làm ra những điều tử tế để cho những người tử tế" - Ông Bình chia sẻ.

Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên