img

Tốt nghiệp đại học kinh tế, chuyên ngành marketing, nhưng anh Nguyễn Anh Phong (41 tuổi; ngụ huyện Củ Chi, TP HCM) lại có cơ duyên làm việc thiện nguyện, đến con đường gắn với cộng đồng người có HIV/AIDS như một định mệnh.

img

ách đây hơn 10 năm, khi nhiều người chưa biết nhiều về HIV/AIDS thì sự kỳ thị, phân biệt vô cùng lớn. Anh Nguyễn Anh Phong đã từng chứng kiến nhiều mảnh đời bất hạnh khi chẳng may có H, những tưởng sẽ được người nhà đùm bọc, thương yêu hơn nhưng họ đã bị gia đình xa lánh, ruồng bỏ, quăng họ ra ngoài xã hội với sự ghẻ lạnh, khinh miệt của người đời.

Đã hơn 10 năm trôi qua nhưng hình ảnh người có H tên N.V.M (23 tuổi; ngụ quận 12, TP HCM), vẫn luôn là động lực để anh cố gắng sống trọn vẹn với công việc này mỗi ngày.

[eMagazine] - Chuyện của Phong, người tiên phong phòng, chống HIV/AIDS - Ảnh 2.

Đó là trường hợp có H đầu tiên mà Phong biết được. Khi vô tình phát hiện có H, M. vô cùng tuyệt vọng. Điểm sáng duy nhất mà M. trông cậy là gia đình. Tuy nhiên, khi gia đình biết sự thật thì tất cả các thành viên đều xa lánh M.

M. rơi vào khủng hoảng, kiệt quệ tinh thần cũng là lúc ba mẹ M. lần lượt qua đời. Hết được ba mẹ bảo vệ, M. bị các anh chị em trong gia đình "tống khứ" ra đường. Không tiền, không nhà, không việc làm, bệnh tật…, M. phải sống vất vưởng ở gầm cầu, xó chợ…

Khi biết được sự việc, Phong đã giúp M. làm những công việc vặt ở chợ Hòa Hưng. Tuy nhiên, được một thời gian, sức khỏe yếu, M. đành nằm một chỗ, mọi việc đều nhờ đến Phong và nhóm bạn giúp. "Có thể số M. khổ, lúc nhắm mắt nằm dưới gầm cầu đã đành mà đêm đó trời mưa như trút, chưa kể đến cái hòm cũng không xin được vì thời điểm đó, ai có H bị kỳ thị dữ lắm. Ngay cả người nhà còn không đến để gặp M. lần cuối nữa là…", Phong im bặt và bỏ dở câu nói giữa chừng.

"Trước lúc mất, M. nhắn nhủ tôi đừng bỏ cuộc mà hãy luôn đồng hành cùng những người có H, chỉ khi tôi gật đầu đồng ý, M. mới ra đi. Có thể cái duyên, cái nghiệp cũng bắt đầu từ đó", anh Phong bồi hồi kể lại.

Hơn 10 năm qua, anh Phong cho biết đã tư vấn và xét nghiệm miễn phí cho hàng chục ngàn người đến tầm soát HIV. "Khách hàng" của anh rất đa dạng từ trí thức, doanh nhân, người nổi tiếng, sinh viên, gái mại dâm, đồng tính… Ngoài ra, anh còn liên hệ với các bệnh viện như Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 để tư vấn, chăm sóc cho các trẻ em bị lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

[eMagazine] - Chuyện của Phong, người tiên phong phòng, chống HIV/AIDS - Ảnh 3.


[eMagazine] - Chuyện của Phong, người tiên phong phòng, chống HIV/AIDS - Ảnh 4.
img

nh là người sáng lập câu lạc bộ "Bầu Trời Xanh" nơi trở thành điểm hẹn, sinh hoạt cho hàng ngàn người có HIV tại TP HCM mỗi tháng. Cũng là người sáng lập ra giải thưởng "Băng đỏ", thu hút nhiều người có HIV tham gia, là giải thưởng dành cho người có HIV có nhiều đóng góp cho cộng đồng. Giải thưởng này đã được Bộ Y tế cho phép và tích cực đồng hành cùng anh hàng năm. Ngoài ra, trong năm 2018, anh Phong được bình chọn là người hoạt động xuất sắc trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS-Giải thưởng "Hero" trong phòng chống HIV/AIDS do Tổ chức Liên minh vì sức khỏe tình dục nam giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Thái Lan bình chọn. Bên cạnh đó, anh còn thành lập thêm "phòng khám nhà mình". 

Theo anh Phong, lý do để thành lập phòng khám này là cả tâm huyết của anh và những người bạn đồng hành là các bác sĩ đã về hưu…. "Người có H rất ngại đến bệnh viện mỗi khi bị đau ốm, do vậy phòng khám ra đời nhằm giúp người có H giải quyết những nhu cầu về sức khỏe" - anh Phong bộc bạch.


img
img
img


[eMagazine] - Chuyện của Phong, người tiên phong phòng, chống HIV/AIDS - Ảnh 7.

Theo anh Phong, trong những lúc trò chuyện, trao đổi cùng nhau và trong cả quá trình đồng hành, bản thân anh luôn phải làm thế nào đó để họ nhìn ra được giá trị, sai lầm của bản thân để sống tốt và sống có ích hơn mỗi ngày từ những sai lầm của họ.

[eMagazine] - Chuyện của Phong, người tiên phong phòng, chống HIV/AIDS - Ảnh 8.
img

hông ít người là doanh nhân, trí thức, nghệ sĩ nổi tiếng, công nhân, sinh viên… Khi biết có H, mọi thứ dường như vụn nát, nhiều người rơi vào khủng hoảng, tuyệt vọng, có người định tìm đến cái chết hoặc nung nấu ý định trả thù…

Đó là những cung bậc cảm xúc không thể nào diễn tả được với những người có thận phận, cuộc đời và địa vị khác nhau mà Phong từng gặp. Đôi khi họ không dám đối diện, sợ hãi sự thật, và rất sợ khi người thương yêu như cha mẹ, chồng/vợ, người yêu biết họ có H… vì họ không muốn người họ thương yêu lại đau lòng.

[eMagazine] - Chuyện của Phong, người tiên phong phòng, chống HIV/AIDS - Ảnh 10.

Không những tư vấn, xét nghiệm miễn phí cho người có H, mà Phong còn tư vấn cho cả người nhà của người bệnh. Phong cho rằng chỉ có tình thương mới giúp cho người có H vượt qua được bệnh tật và tìm lại bản thân một cách dễ dàng hơn. Chỉ có bao dung, yêu thương và tha thứ mới giúp người có H vượt qua những mặc cảm để sống tốt hơn..

Hơn 10 năm qua, Phong và nhóm bạn của anh là người luôn bên cạnh hỗ trợ, đồng hành cùng người có H. Vì anh biết rằng hơn ai hết những người có H rất cần sự nâng đỡ về mặt tinh thần, cần sự chia sẻ, thấu hiểu vực họ đứng dậy để sửa chữa những sai lầm.

[eMagazine] - Chuyện của Phong, người tiên phong phòng, chống HIV/AIDS - Ảnh 11.

Khi một người có H, tỏ ra tuyệt vọng, anh luôn thẳng thắn nhắc nhở rằng "sai ở đâu thì hãy sửa ở đó, tuyệt vọng không giúp giải quyết được gì mà càng khiến vấn đề đi quá xa kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến bản thân, gia đình, xã hội… Không nên buông xuôi, mà hãy làm điều gì đó thật có ích để thay đổi bản thân, để sửa sai, để lấy lại niềm tin yêu của gia đình dành cho bản thân mình…".

Phong cho rằng có những lúc khiến anh chùn chân, chán nản vì nhiều người quay lại con đường cũ. Tuy nhiên, anh lại thấy được niềm vui, tìm thấy những việc làm tích cực trong những cái tiêu cực để giúp đời, giúp người.

Việc làm của anh càng có ý nghĩa hơn khi những con người khi trở lại cuộc sống bình thường và họ như những cánh tay nối dài, nối vòng tay lớn dang tay giúp đỡ sâu rộng hơn trong cộng đồng.

Theo Phong, với một xã hội hiện đại, có thể nói nhiều người đã biết rõ về H nhưng khi trong gia đình có người thân mắc phải, lúc đó ai cũng có cảm giác chông chênh, sợ hãi đến tột cùng. Cuộc sống gia đình họ trở nên xáo trộn, mất phương hướng, họ sợ hãi nên việc không thông cảm, thấu hiểu cũng là điều dễ hiểu. Chưa kể việc bị chính người thân xa lánh, không cảm thông khiến người có H trở nên tuyệt vọng luôn xảy ra… Do vậy, tinh thần rất quan trọng, chỉ cần cái nắm tay thôi họ đã thấy vui và ấm lòng.

[eMagazine] - Chuyện của Phong, người tiên phong phòng, chống HIV/AIDS - Ảnh 12.

Bác sĩ Tiêu Thị Thu Vân, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS thuộc sở Y tế TP HCM, nhận định anh Nguyễn Anh Phong đã có nhiều đóng góp cho công tác phòng chống HIV/AIDS tại TP HCM và các tỉnh, thành trên cả nước. 

Anh luôn cố gắng, không ngừng nỗ lực để vượt lên chính mình, giúp nhiều bạn có HIV, cũng như cộng đồng người có HIV tại TP HCM thay đổi nhận thức, thay đổi hành động để có cuộc sống tốt hơn. Không chỉ vậy, anh Phong còn giúp xóa bỏ sự kỳ thị với người có H, giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống, giúp họ hòa đồng với cộng đồng.

Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên