xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng nói hoài mà không làm!

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên Học viện Tài chính

Cổ phần hóa, đa dạng hóa nguồn phát điện là câu chuyện đã nói từ lâu, cũng là bài toán được đưa ra bàn để tìm cách tháo gỡ.

Tuy nhiên, đến hiện tại, về mặt bản chất, hầu như mục tiêu đưa tư nhân tham gia sâu vào ngành điện vẫn chưa làm được nhiều như kỳ vọng. Dự thảo đề án Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có thể giúp nuôi lại hy vọng đó, tuy muộn nhưng vẫn còn kịp.

Trong lĩnh vực năng lượng, do đặc thù bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, độc quyền trong lĩnh vực truyền tải cần được duy trì. Tuy nhiên, với các lĩnh vực phát điện, dịch vụ..., không có lý do để từ chối cổ phần hóa, tư nhân hóa với mục đích tăng cạnh tranh, giảm giá thành, tạo nhiều hơn nữa lợi ích cho phía người tiêu dùng. Đây cũng là định hướng phù hợp với xu thế chung của kinh tế thị trường trên thế giới.

Tuy không phải là những đề xuất mới, mang tính đột phá bởi đã có thông lệ trên thế giới nhưng dự thảo đưa ra những định hướng chưa từng được thực hiện ở Việt Nam. Sẽ không tránh khỏi những khó khăn, cản trở tiến độ cổ phần hóa, tư nhân hóa. Không quyết liệt và rốt ráo với mục tiêu đã đề ra thì không loại trừ khả năng thất bại hoặc không đạt được kỳ vọng.

Để thực hiện được, cần xây dựng lộ trình cụ thể, bài bản với từng lĩnh vực điện, từng nguồn phát để có phương án bán vốn hoặc bán dự án phù hợp. Đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách và các giải pháp đồng bộ để sau khi dự án được bán cho tư nhân, nhà đầu tư có đủ điều kiện, sự thông thoáng trong môi trường để vận hành dự án hiệu quả. Nếu sở hữu dự án nhưng vận hành, hoạt động vẫn còn bị ràng buộc bởi nhà nước, chủ đầu tư sẽ không phát huy được hết năng lực, lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả chung.

Ngoài ra, dự án điện không thể coi là món hàng hóa thông thường. Việc xây dựng phương án bán nhà máy điện chắc chắn sẽ phức tạp hơn dự án ở các lĩnh vực khác. Đặc biệt, dù tư nhân đã "nhảy" vào đầu tư khá lớn ở ngành điện nhưng chủ yếu là đầu tư ban đầu, góp vốn, riêng việc bán lại toàn bộ dự án vẫn chưa có tiền lệ. Do vậy, trước khi bàn đến chuyện bán dự án, cổ phần hóa, cần rà soát lại các quy định pháp luật để kiểm soát chặt chẽ tài sản nhà nước, tránh gây mất vốn trong bối cảnh nợ công đã tăng cao, ngân sách nhà nước ngày càng eo hẹp và gánh nặng các dự án thua lỗ ngày càng nặng nề. Siết chặt quy định pháp luật còn là cách để chặn tình trạng cán bộ, lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước lợi dụng kẽ hở để làm trái pháp luật, phục vụ nhóm lợi ích... Mặt khác, quy định pháp luật chặt chẽ cũng giúp nhà nước tránh rủi ro trong việc bảo đảm an ninh năng lượng - vấn đề sống còn của bất cứ nền kinh tế nào. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo