xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ HÀ NỘI SỐ 2: Sai lầm về quy hoạch đô thị?

BẠCH HUY THANH

Với việc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tái khẳng định vị trí đặt nhà ga của tuyến số 2 dự án đường sắt đô thị Hà Nội xâm phạm di tích hồ Hoàn Kiếm khiến dự án này có nguy cơ tiếp tục bị "treo" sau 11 năm trì trệ

Thực hiện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội, trả lời một số vấn đề liên quan đến phương án thiết kế, thi công nhà ga C9 thuộc dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.

Xâm phạm di tích

Trước đó, Báo Người Lao Động số báo ra ngày 29-9 đăng bài "Gỡ vướng cho đường sắt đô thị số 2", phản ánh dự án đường sắt đô thị số 2 bị treo 11 năm qua là do vướng mắc trong việc xác định vị trí đặt nhà ga C9. Vì lý do này, Chính phủ giao Bộ Tư pháp và Bộ VH-TT-DL phải có ý kiến chính thức bằng văn bản về phương án do UBND TP Hà Nội đề xuất, gửi UBND TP Hà Nội để hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Thủ tướng theo quy định.

DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ HÀ NỘI SỐ 2: Sai lầm về quy hoạch đô thị? - Ảnh 1.

Theo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, việc xây dựng nhà ga ở khu vực hồ Hoàn Kiếm sẽ ảnh hưởng đến các di tích nơi đây Ảnh: NGÔ NHUNG

Tại văn bản trả lời, Bộ VH-TT-DL cho biết trong 10 năm, từ năm 2008-2018, bộ đã nhiều lần có văn bản góp ý. Tất cả các văn bản thể hiện quan điểm xuyên suốt và không thay đổi, đó là không đồng tình việc vị trí đặt nhà ga C9 ở khu vực hồ Hoàn Kiếm vì xâm phạm khu vực bảo vệ lõi và các yếu tố cấu thành lịch sử, danh lam thắng cảnh quanh hồ này. Bộ yêu cầu UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu các phương án bố trí nhà ga, tịnh tiến thân ga về phía Đông phố Đinh Tiên Hoàng, nằm ngoài khu vực bảo vệ II của di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. Lần này, bộ vẫn tiếp tục bảo lưu quan điểm của mình.

Dẫn điều 32 của Luật Di sản văn hóa, Bộ VH-TT-DL cho rằng phương án của Hà Nội hiện nay là thân ga C9 nằm trong vùng bảo vệ II của di tích, lại là công trình phục vụ giao thông, không phải "công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích" nên "nếu xây dựng công trình này là vi phạm điều 32 Luật Di sản văn hóa".

Bộ VH-TT-DL khẳng định với phương án thiết kế thân ga C9 mà Hà Nội lựa chọn, có thể gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan, môi trường văn hóa và sinh thái khu vực. Ngoài ra, việc thi công nhà ga còn có thể tạo rung chấn, ảnh hưởng tới Nghi môn, Tháp Bút của đền Ngọc Sơn và đền Bà Kiệu. Đặc biệt, Tháp Bút là biểu tượng đặc sắc về truyền thống hiếu học và văn hiến của thủ đô Hà Nội, đã đi vào tiềm thức của người dân...

Trên cơ sở đó, Bộ VH-TT-DL tiếp tục đề nghị TP Hà Nội điều chỉnh hướng tuyến, vị trí nhà ga và các công trình phụ trợ để không gây ảnh hưởng bất lợi đối với các di tích, tuân thủ Luật Di sản văn hóa.

Nên lùi xa hồ Hoàn Kiếm

Với quan điểm nhất quán của Bộ VH-TT-DL, dự án đường sắt đô thị số 2 có nguy cơ tiếp tục bị "treo". Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung thừa nhận 11 năm qua, dự án không thể triển khai là do giữa Bộ VH-TT-DL và UBND TP Hà Nội không tìm được tiếng nói chung. Ông Chung quả quyết rằng vị trí đặt ga C9 như hiện nay không xâm phạm khu vực bảo vệ cấp I ở hồ Hoàn Kiếm. Nếu thay đổi vị trí ga, tuyến so với đề xuất sẽ phải điều chỉnh các quy hoạch đã được phê duyệt dẫn đến nguy cơ tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện và dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực liên quan.

Dù vậy, đồng tình với quan điểm của Bộ VH-TT-DL, kiến trúc sư Ngô Doãn Đức, nguyên Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, nói ngay từ đầu, ông cùng nhiều chuyên gia khác đã bày tỏ ý kiến không đồng tình với vị trí đặt ga ngầm C9 của Hà Nội như hiện nay. Ông Đức cho rằng nếu phải kiên quyết đặt vị trí ga ở gần hồ Hoàn Kiếm thì cũng phải di chuyển ra xa ngoài vùng bảo vệ II của các di tích. Tuy nhiên, việc di chuyển này lại "đụng" đến các cơ quan nhà nước đặt trụ sở xung quanh hồ Hoàn Kiếm mà các cơ quan này lại tìm mọi lý do để không phải di dời.

"11 năm ròng dự án không thể khởi công là do vướng quy hoạch ga C9. Nếu Hà Nội vẫn kiên quyết giữ nguyên vị trí ga như quy hoạch hiện nay thì chắc chắn sẽ còn gặp phải sự phản đối của nhiều người. Tốt nhất, hãy di chuyển ra ngoài khu vực bảo vệ di tích quanh hồ Hoàn Kiếm, càng xa càng tốt" - ông Đức nêu ý kiến.

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, thẳng thắn góp ý: Vị trí đặt ga ngầm C9 như quy hoạch hiện nay của Hà Nội là hoàn toàn sai lầm về quy hoạch đô thị, giao thông công cộng, sinh hoạt cộng đồng… Theo ông Ánh, đưa vị trí ga ra xa hồ Hoàn Kiếm là để bảo tồn không gian di tích cũng như tạo ra, phát triển những giá trị đô thị mới.

Chưa làm đã đội 16.000 tỉ đồng

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, dài 11,5 km, trong đó 2,6 km đi trên cao và 8,9 km đi ngầm, 3 ga trên cao từ C1 đến C3 và 7 ga ngầm từ C4 đến C10, được phê duyệt từ năm 2008. Sau 11 năm, TP Hà Nội đang làm thủ tục báo cáo các đơn vị liên quan điều chỉnh tổng mức dự án, từ 19.550 tỉ đồng lên hơn 35.600 tỉ đồng. Như vậy, tổng mức vốn của dự án đã tăng hơn 16.000 tỉ đồng. Dự án không giải ngân được, do đến ngày 28-7-2019 đã hết hạn hiệp định vay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo