xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đổi đất vàng làm đường sắt đô thị

Bài và ảnh: Nguyễn Hưởng

Nhiều chuyên gia lo ngại việc Hà Nội đề xuất đổi đất lấy vốn làm dự án đường sắt đô thị sẽ gặp rủi ro lớn vì dễ nảy sinh lợi ích nhóm, tham nhũng

UBND TP Hà Nội vừa trình Chính phủ văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến chỉ đạo về chủ trương, cơ chế đầu tư 3 dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị gồm: Tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình, Tuyến đường sắt đô thị số 5 đoạn Văn Cao - Hòa Lạc, Tuyến đường sắt đô thị số 3 đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai.

Cần 125.000 tỉ đồng

Tổng mức đầu tư của 3 dự án trên khoảng 125.000 tỉ đồng, trong đó 2 dự án đã có doanh nghiệp đề xuất đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao), Hà Nội làm chủ đầu tư dự án còn lại.

Để có vốn triển khai, Hà Nội đề nghị Chính phủ cho phép huy động vốn từ 6 nguồn trong giai đoạn 2018-2025 như: Tiết kiệm chi thường xuyên; tăng thu ngân sách TP; nguồn thu từ cổ phần hóa giai đoạn 2016-2020; bán nhà chuyên dùng, trụ sở các sở, ngành sau khi sắp xếp tập trung vào 2 khu hành chính Vân Hồ, Võ Chí Công; đấu giá quyền sử dụng đất và phát hành trái phiếu…

TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông, nhận định đây là hướng đi đúng bởi đường sắt đô thị là dự án cần nguồn vốn rất lớn, ví dụ 1 km tuyến đường cao tốc cần khoảng 10 triệu USD thì 1 km tàu điện ngầm cần từ 120-150 triệu USD, đường trên cao khoảng 30- 40 triệu USD. Vì vậy, huy động nguồn vốn đóng góp của xã hội là cần thiết.

"Đầu tư giao thông công cộng hồi vốn rất khó vì đường sắt đô thị đâu phải lúc nào cũng đông người đi, mà giá còn phải rẻ. Trước mắt, chúng ta phải tính toán làm đường sắt để giảm ùn tắc và tai nạn giao thông chứ không phải là làm kinh tế" - TS Thủy phân tích.

Đồng ý với việc sử dụng nguồn vốn BT, TS Nguyễn Hồng Phong - Bộ môn Đường sắt, Khoa Công trình, Trường ĐH Giao thông Vận tải - cho rằng các nước khác cũng áp dụng hình thức BT nhưng số lượng không nhiều bởi đầu tư theo hình thức này cũng gặp nhiều rủi ro. "Nguồn vốn xây dựng đường sắt rất lớn nên sẽ phải đổi rất nhiều đất. Đất cũng là tài nguyên của đất nước, nếu TP giao cho nhà đầu tư mà không quản lý tốt sẽ gây ra hậu quả rất lớn" - TS Phong phân tích.

Còn PGS-TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội - cho rằng Hà Nội phải cân nhắc kỹ khi đổi đất lấy dự án theo hình thức BT vì nhà nước sẽ bị thua thiệt do định giá và đổi đất.

"Hà Nội đang đau đầu bàn cách giải tỏa áp lực ùn tắc giao thông tại nội đô, một phần nguyên nhân là do xây chung cư quá nhiều. Giờ lại đem đất vàng giao cho doanh nghiệp làm chung cư ở nội đô, như vậy sẽ gặp rủi ro rất lớn" - PGS Đào nói.

Đổi đất vàng làm đường sắt đô thị - Ảnh 1.

Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông nhiều lần đội vốn, chậm tiến độ

Nhiều nhà đầu tư quan tâm

Ông Nguyễn Cao Minh, Trưởng Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội, cho rằng trong tương lai, Hà Nội sẽ sử dụng nguồn vốn đa đạng (BT, ODA và PPP) để xây dựng các tuyến đường sắt đô thị nhằm tránh phụ thuộc quá nhiều vào một nhà đầu tư.

"Trong bối cảnh điều kiện nguồn vốn ngân sách eo hẹp thì phải tìm mọi nguồn vốn hợp pháp có thể, do vậy đầu tư theo hình thức BT là hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra, huy động nguồn vốn theo hình thức BT mới có thể bảo đảm thực hiện quy hoạch mạng lưới tuyến đường sắt đô thị trong tương lai của TP" - ông Minh nhấn mạnh.

Theo ông Minh, đã có một số nhà đầu tư trong nước muốn đầu tư vào tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội. Theo tờ trình gửi Thủ tướng, UBND TP Hà Nội đề xuất cho 2 doanh nghiệp tự bỏ kinh phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (đề xuất dự án) 3 trong số các đoạn tuyến đường sắt đô thị TP ưu tiên đầu tư giai đoạn đến năm 2025. Cả hai nhà đầu tư đều đề xuất đầu tư dự án theo hình thức BT. Trong đó, một nhà đầu tư đề xuất 2 đoạn tuyến: tuyến số 5 (đoạn Văn Cao - Hòa Lạc) dài 38,4 km và tuyến số 2 (đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình) dài 5,9 km; nhà đầu tư còn lại đề xuất đoạn tuyến số 4 (Mê Linh - Sài Đồng - Liên Hà, dài 54 km).

Về vấn đề này, PGS Đào cho rằng việc chuyển giao đất vàng giá rẻ cho các nhà đầu tư sẽ gặp nhiều rủi ro khác như giá đất không minh bạch, định giá thấp hơn giá thị trường và dễ nảy sinh tham nhũng, lợi ích nhóm. Nhiều địa phương cũng đã thực hiện theo cách đổi đất lấy hạ tầng và bị dư luận phản ứng gay gắt. Sau đó, một số tỉnh thành đã không sử dụng hình thức BT để thực hiện các dự án. Sự góp mặt của các công ty, tập đoàn đều là những nhà đầu tư bất động sản, chưa có kinh nghiệm về đường sắt cũng là vấn đề lớn cần cân nhắc.

87.000 tỉ cho 4 dự án đường sắt

Cuối năm 2017, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết phê duyệt danh mục, kế hoạch vốn các dự án xây dựng cơ bản tập trung của TP và các dự án hỗ trợ ngành dọc khởi công mới trong giai đoạn 2017-2020.

Theo đó, dự kiến đầu tư hơn 87.000 tỉ đồng cho 4 dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị giai đoạn 2017-2020 bao gồm: Xây dựng tuyến đường sắt đô thị tuyến 3 đoạn Ga Hà Nội - Hoàng Mai; tuyến đường sắt đô thị tuyến 2 đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình; tuyến đường sắt đoạn Nam Thăng Long - Hà Nội và tuyến 5 đoạn Văn Cao - Hòa Lạc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo