xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Doanh nghiệp kiện chính quyền và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ

Bài và ảnh: BÍCH VÂN

Liên tục thay đổi chính sách đầu tư khiến nhà máy thép lao đao suốt nhiều năm, lãnh đạo và chính quyền TP Đà Nẵng bị yêu cầu bồi thường 400 tỉ đồng

Hôm nay (21-1), TAND TP Đà Nẵng sẽ đưa ra xét xử vụ Công ty CP Thép Dana - Ý khởi kiện UBND TP Đà Nẵng và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ do ban hành nhiều quyết định, trong đó có quyết định cho doanh nghiệp tạm dừng hoạt động gây tổn thất về kinh tế lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Đem con bỏ chợ

Theo đơn khởi kiện, năm 2006, UBND TP Đà Nẵng khuyến khích, kêu gọi Công ty CP Thép Dana - Ý di dời nhà máy từ Khu Công nghiệp Hòa Khánh đến đầu tư tại giai đoạn 1 của Cụm Công nghiệp Thanh Vinh (huyện Hòa Vang).

Khi đó, Cụm Công nghiệp Thanh Vinh mới hình thành, cơ sở hạ tầng còn rất kém, chưa có nhiều dự án đầu tư và rất hoang sơ. Dù vậy, lãnh đạo Công ty Thép Dana - Ý vẫn đồng ý chủ trương của TP nhằm mục đích kích thích đầu tư, phát triển khu vực Cụm Công nghiệp Thanh Vinh nói riêng và huyện Hòa Vang nói chung.

Doanh nghiệp kiện chính quyền và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ - Ảnh 1.

Công ty Thép Dana - Ý khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do sự thay đổi chủ trương, chính sách của chính quyền TP Đà Nẵng

Thủ tục đầu tư hoàn tất vào năm 2007. Ngoài ra, chính quyền TP Đà Nẵng còn thống nhất chủ trương di dời các hộ dân cạnh Cụm Công nghiệp Thanh Vinh để tạo vành đai phân cách nhà máy của Công ty Thép Dana - Ý với khu dân cư với khoảng cách tối thiểu là 500 m. Vào thời điểm trên, xung quanh nhà máy chỉ có khoảng 30 hộ dân.

Tuy vậy, trong suốt 9 năm (từ 2007 đến 2016), chính quyền TP Đà Nẵng không hoàn thành việc di dời dân. Ngược lại, các cơ quan có thẩm quyền liên tục cấp đất để người dân cất nhà ở mới sát nhà máy, lên đến 400 hộ. Từ đây, mâu thuẫn giữa việc sản xuất của Công ty Thép Dana - Ý và người dân bắt đầu nảy sinh khi họ cho rằng nhà máy sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

Chủ trương liên tục thay đổi

Năm 2016, người dân phong tỏa lối ra vào nhà máy thép. Để giải quyết căng thẳng, chính quyền TP Đà Nẵng tái khẳng định sẽ di dời dân và các cơ quan chức năng đã kiểm định tài sản, lên kế hoạch kê khai đền bù, bố trí tái định cư.

Dù vậy, năm 2018, UBND TP Đà Nẵng lại đột ngột thu hồi chủ trương giải tỏa, di dời nói trên làm người dân bức xúc và liên tục bao vây, không cho nhà máy thép hoạt động. Tháng 3-2018, ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ký Công văn 1446 buộc Công ty Thép Dana - Ý dừng toàn bộ hoạt động sản xuất, nấu luyện thép gây ô nhiễm.

Sau đó, Công ty Thép Dana - Ý đã gửi đơn đề nghị UBND TP Đà Nẵng xem xét quyết định trên và yêu cầu bồi thường thiệt hại trong thời gian bị dừng hoạt động. Ngày 23-3-2018, UBND TP Đà Nẵng ban hành Thông báo số 30 cho phép nhà máy hoạt động trở lại nhưng đề nghị không mở rộng sản xuất và giao kết hợp đồng mua bán nguyên liệu là phế liệu để sản xuất thép.

Trong thông báo này, đại diện UBND TP cho hay thời hạn hoạt động trở lại được cho phép của nhà máy là 6 tháng, đến ngày 26-9-2018. Tuy nhiên, UBND TP Đà Nẵng khẳng định thời hạn 6 tháng chỉ là để sở, ngành thực hiện công việc, còn thời hạn hoạt động của công ty thì không bị giới hạn.

Đến ngày 27-9-2018, người dân lại tiếp tục bao vây không cho nhà máy hoạt động. Dù vậy, lãnh đạo TP Đà Nẵng vẫn không họp dân để thông báo về số phận của nhà máy. Đến ngày 22-11-2018, UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định số 5585 xử phạt vi phạm hành chính xử phạt Công ty Thép Dana - Ý 3 hành vi với tổng số tiền 400 triệu đồng, đồng thời đình chỉ hoạt động 6 tháng để khắc phục vi phạm.

Ra tòa: Văn minh hay bước đường cùng?

Liên quan đến vụ việc, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, từng nhiều lần nhận sai về phía chính quyền. Cụ thể, tại cuộc họp HĐND TP Đà Nẵng với cử tri vào tháng 11-2018, ông Huỳnh Đức Thơ thừa nhận chính quyền có 3 cái sai: Bố trí nhà máy sát khu dân cư; để người dân tiếp tục định cư ngày càng gần nhà máy; không di dời, tái định cư như cam kết.

Tại lần tiếp xúc cử tri quận Thanh Khê vào đầu năm 2019, ông Thơ cũng thừa nhận UBND TP đã có phương án giải tỏa, đền bù tái định cư cho các hộ dân từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, phương án này sau đó bị Thường vụ Thành ủy hủy và yêu cầu dừng hoạt động nhà máy thép. Trong khi đó, nhà máy thép trình ra thủ tục cấp phép hoạt động hợp pháp nên việc bị cho dừng thì chính quyền phải bồi thường. Từ đó, ông Thơ cho rằng đưa vụ việc ra tòa là cách xử lý văn minh nhất.

Ông Huỳnh Văn Tân, Tổng Giám đốc Công ty Thép Dana - Ý, cho biết đời sống của gần 1.000 công nhân công ty lao đao vì các quyết định của lãnh đạo TP Đà Nẵng. Bên cạnh đó, trang thiết bị, máy móc và nguyên vật liệu của nhà máy có giá trị khoảng hơn 2.000 tỉ đồng cũng phải "đắp chiếu" thời gian dài. Chưa kể, việc nhà máy thép không hoạt động còn kéo theo nhiều hệ lụy dây chuyền.

Ông Tân tính toán mỗi năm nhà máy nộp ngân sách khoảng 300 tỉ đồng, tạo công ăn việc làm cho khoảng 1.000 lao động địa phương. Chi phí di dời nhà máy là khoảng 1.000 tỉ đồng, trong khi chi phí di dời người dân chỉ khoảng 400 tỉ đồng. Nhưng chính quyền TP Đà Nẵng lại chọn phương án di dời nhà máy. "Việc ra tòa hôm nay là bước đường cùng vì bị lệnh cấm sản xuất hoạt động trong suốt 1 năm qua. Bây giờ, chúng tôi không còn sức lực, không có kinh phí để cùng với TP giải quyết di dời" - ông Tân nói.

Trước khi diễn ra phiên tòa, TAND TP Đà Nẵng đã mời hai bên lên hòa giải nhưng không thành. "Chính quyền TP Đà Nẵng cử đến buổi hòa giải Thanh tra Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Tài chính. Tại các buổi hòa giải này, phía bị đơn không đưa ra quan điểm, chính kiến nào về các yêu cầu của công ty mà chỉ nói qua lại về các văn bản, tính pháp lý… giống như các văn bản mà UBND TP Đà Nẵng đã ban hành" - ông Tân cho hay. 

Yêu cầu bồi thường 400 tỉ đồng

Trong đơn khởi kiện, Công ty Thép Dana - Ý yêu cầu TAND TP Ðà Nẵng giải quyết 4 nội dung và bồi thường 400 tỉ đồng.

Một là, hủy Công văn 1446 và buộc chủ tịch UBND TP Ðà Nẵng bồi thường thiệt hại do việc thi hành nội dung của công văn này (109 tỉ đồng).

Hai là, buộc UBND TP Ðà Nẵng bồi thường thiệt hại do việc thi hành Thông báo số 30 (hơn 11 tỉ đồng).

Ba là, buộc chủ tịch UBND TP Ðà Nẵng bồi thường thiệt hại gây ra bởi hành vi không giải quyết việc người dân bao vây nhà máy thép (hơn 120 tỉ đồng).

Bốn là, hủy một phần Quyết định 5585 và buộc chủ tịch UBND TP bồi thường thiệt hại gây ra bởi việc thực thi quyết định này (hơn 156 tỉ đồng).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo