xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đến năm 2030 Thanh Hóa sẽ không còn huyện nghèo

Bài-ảnh: Tuấn Minh

(NLĐO)- Với mục tiêu đặt ra hàng năm giảm tỉ lệ hộ nghèo bình quân 1,5% trở lên, tỉnh Thanh Hóa đang phấn đấu đến năm 2030 sẽ không còn huyện nghèo và xã đặc biệt khó khăn.

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch số 213/KH-UBND triển khai thực hiện Kế hoạch số 30-KH/TU ngày 16-8-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.

Đến năm 2030 Thanh Hóa sẽ không còn huyện nghèo - Ảnh 1.

Bản Poọng, xã Tam Chung, huyện biên giới Mường Lát thay đổi rõ rệt nhờ sự chung tay của toàn xã hội

Những con số biết nói

Thanh Hóa là 1 trong 8 tỉnh được Chính phủ chọn để thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 và Chương trình giảm nghèo Bền vững giai đoạn 2012-2015. Những năm qua, công tác giảm nghèo luôn được Đảng bộ, chính quyền các cấp ở tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Với phương châm "Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau" công tác giảm nghèo tại địa phương này đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, tỉ lệ hộ nghèo cuối năm 2020 chỉ còn 2,32%, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Đời sống của người dân từng bước đổi thay.

Theo báo cáo, thu nhập bình quân đầu người hiện nay của hộ nghèo tại Thanh Hóa đạt khoảng 1,487 triệu đồng/người/tháng, cao gấp 2,17 lần cuối năm 2015, đạt mục tiêu Chương trình đề ra.

Cuối năm 2020, tỉnh Thanh Hóa có 7.119 hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn tín dụng chính sách làm nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12-12-2008 và Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với tổng số tiền 177,83 tỉ đồng; 2.637 hộ được hỗ trợ làm nhà ở phòng tránh bão lụt. Có 195.888 hộ dân được hỗ trợ vay vốn xây dựng công trình nước sạch và công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn; hiện có khoảng 3,3 triệu người tham gia BHXH. Trong đó có 2,7 triệu lượt người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số được khám, chữa bệnh BHYT…

Đầu năm 2017, tỉnh Thanh Hóa có 30 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, đến nay chỉ còn 12 xã (trong đó, 2 xã lên phường theo Nghị quyết số 368/NQ-UBTVQH14 ngày 19-4-2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 16 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới).

Đến năm 2030 Thanh Hóa sẽ không còn huyện nghèo - Ảnh 2.

Mô hình hỗ trợ chăn nuôi gia súc cũng là một trong những chương trình hiệu quả cho đồng bào các dân tộc Thanh Hóa

Theo số liệu từ Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, từ các chính sách của Đảng và Nhà nước, việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu vực miền núi được Thanh Hóa đặc biệt quan tâm. Tổng vốn đầu tư xây dựng đạt trên 80 ngàn tỉ đồng (bình quân 11,4 ngàn tỉ đồng/năm). Đến nay, 100% số xã miền núi có đường ôtô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bêtông hóa; 92% các thôn, bản có đường ôtô đến trung tâm xã được cứng hóa; 91% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

100% các xã thuộc khu vực miền núi có điện lưới quốc gia; 99,8% hộ dân miền núi được dùng điện lưới quốc gia; 100% (11/11) bệnh viện đa khoa huyện được đầu tư, cải tạo, nâng cấp đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân; 100% trạm y tế xã, y tế thôn bản thuộc 11 huyện miền núi được hỗ trợ trang thiết bị y tế, 88,6% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 133/175 xã, thị trấn có trung tâm văn hóa xã và hội trường đa năng; 100% trung tâm các xã có mạng truyền dẫn cáp quang và được phủ sóng thông tin di động; 98% hộ đồng bào được xem truyền hình, 95% được nghe đài phát thanh…

Sẽ không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn

Tiếp tục công cuộc giảm nghèo, hướng tới một tỉnh phát triển của khu vực, tại kế hoạch mới được triển khai, Thanh Hóa phấn đấu giảm nghèo bền vững, bao trùm, hạn chế tái nghèo; cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người nghèo, đặc biệt là ở các địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nước sạch, thông tin, việc làm, bảo hiểm xã hội…).

Đến năm 2030 Thanh Hóa sẽ không còn huyện nghèo - Ảnh 3.

Mô hình trồng cam giúp rất nhiều gia đình đồng bào Mông ở các huyện Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát thoát nghèo

Cụ thể, Thanh Hóa đặt mục tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 1,5% trở lên; trong đó, tỉ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân hàng năm 3% trở lên. Đến năm 2030, Thanh Hóa sẽ không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn.

Đây là một nhiệm vụ không hề dễ dàng đối với một tỉnh có nhiều huyện miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số đông như Thanh Hóa. Để đạt được mục tiêu, Thanh Hóa giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hộ nghèo, quản lý việc thực hiện các chính sách giảm nghèo; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý trong công tác giảm nghèo cho cán bộ cấp xã, cấp thôn…

UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các huyện, thị xã, TP tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch giảm nghèo hàng năm và từng giai đoạn ở địa phương, đơn vị theo chức trách nhiệm vụ được giao. Đồng thời phải xác định nhiệm vụ giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Đồng thời, tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều, giáo dục nghề nghiệp, việc làm nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo; huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; tăng cường tuyên truyền các gương điển hình về giảm nghèo để thúc đẩy nhân rộng và lan tỏa, đồng thời phát hiện ra các hành vi trục lợi chính sách giảm nghèo để có biện pháp đẩy lùi, ngăn chặn. Động viên, khích lệ, nâng cao ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo của người nghèo, xóa bỏ tư tưởng trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.

Ngoài những mục tiêu căn cơ đề ra, tỉnh Thanh Hóa cũng giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quan tâm tới việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề, gắn dạy nghề với tạo việc làm cho lao động nghèo; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ việc làm; hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, tăng cường và nâng cao chất lượng dự báo cầu lao động nhằm nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động, hỗ trợ người lao động tìm việc làm phù hợp...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo