xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đánh ghen và trả giá

Luật sư NGUYỄN THÀNH CÔNG

Thêm một vụ đánh ghen gây nhức nhối dư luận. Lần này, không chỉ dừng lại ở sự xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây rối an ninh trật tự mà ghen tuông mù quáng còn cướp đi 1 mạng người theo cách thức tàn nhẫn nhất tại Gia Lai.

Ghen tuông là hành động thông thường do bức xúc vì tình cảm bị chia sẻ trái đạo đức, trái pháp luật. Đây là hành động dễ hiểu, là bản năng tự nhiên của mỗi con người. Tuy nhiên, thể hiện sự ghen tuông bằng những hành vi trái pháp luật, những đòn thù bất chấp hậu quả thì thực sự đáng chê trách và không thể chấp nhận.

Thời gian qua, các vụ tạt axít, chém người, đánh người gây thương tích, tẩm xăng đốt hay rạch mặt, lột quần áo làm nhục nơi công cộng có tỉ lệ lớn từ nguyên nhân ghen tuông này. Xét trong từng hoàn cảnh cụ thể, việc áp dụng chế tài có thể là nặng hay nhẹ tùy vào mức độ và tính chất hành vi, từ xử phạt vi phạm hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự ở các tội như: "Làm nhục người khác" ở điều 155, "Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" ở điều 134 cho đến "Giết người" ở điều 123 Bộ Luật Hình sự (BLHS) 2015.

Xét về ý chí chủ quan của người thực hiện, nếu ngay vào thời điểm bắt gặp hành vi ngoại tình mà phản ứng quyết liệt vì sự nóng giận tức thời thì hình phạt có thể được xem xét giảm nhẹ bởi căn nguyên của hành động này là từ sự vi phạm đạo đức, pháp luật của bên kia. Cụ thể, tại điểm e, điều 51 BLHS 2015 quy định về tình tiết giảm nhẹ là "Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra". Xét hành vi "ngoại tình", đây được xem là trái pháp luật chỉ khi việc ngoại tình xâm phạm đến quan hệ hôn nhân một vợ, một chồng. Điều này không áp dụng với trường hợp "đánh ghen" người yêu, người tình khi những người bị xem là "ngoại tình" đều chưa có vợ, chồng và không phải là hành vi trái pháp luật.

Còn các trường hợp âm thầm chuẩn bị cuộc tấn công với sự hỗ trợ của nhiều người hoặc thuê mướn người thực hiện hành vi làm nhục, gây thương tích, làm tàn phế, thậm chí gây chết người thì chế tài cho từng đối tượng là rất nghiêm khắc. Tính nghiêm khắc căn cứ vào tính chất nguy hiểm của hành vi là phạm tội có tổ chức, là cấu thành tội phạm của tội "Cố ý gây thương tích" hoặc "Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" hoặc là tình tiết tăng nặng của tội "Giết người" khi phạm tội "Có tổ chức". Riêng đối với người thuê mướn, trong nhiều trường hợp sẽ bị xác định là chủ mưu và là tình tiết tăng nặng nếu phạm tội "Giết người" theo điều 123 BLHS 2015 tại điểm m, khoản 1 "Thuê giết người hoặc giết người thuê"; tức dù không trực tiếp ra tay thì mức hình phạt của người chủ mưu luôn là cao nhất.

Người ta vẫn thường nói có yêu mới ghen nhưng không thiếu những trường hợp đòn thù được ẩn giấu dưới nguyên nhân ghen tuông. Dễ hiểu vì sự ghen tuông, trong chừng mực nhận được sự đồng cảm của dư luận nên pháp luật vì thế có sự khoan dung nhất định. Tuy nhiên, xét về hành vi, những hành vi làm nhục, gây thương tích, làm tàn phế, giết người khi "đánh ghen" đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người bị làm nhục, do vậy vẫn phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Rất cần sự suy nghĩ thấu đáo trước khi hành động. Chỉ vì thỏa mãn sự ghen tức nhất thời mà phải trả giá bằng lao lý thì thật không đáng. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo