xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đắk Lắk: Mưa tầm tã, hàng ngàn người bị cô lập

Cao Nguyên

(NLĐO) - Mưa tầm tã suốt nhiều giờ khiến nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ngập lụt, chính quyền đang phải di dời khẩn cấp dân trong lòng hồ thủy lợi

Trưa 10-11, ông Lê Văn Long, Chủ tịch UBND huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk cho biết bắt đầu từ 0 giờ ngày 10-11, trên địa bàn huyện mưa tầm tã.

Đắk Lắk: Mưa tầm tã, hàng ngàn người bị cô lập - Ảnh 1.

Mưa tầm tã khiến hàng ngàn người dân bị cô lập

Cũng theo ông Long, mưa lớn đã khiến nước từ các con sông suối dâng nhanh khiến một số vùng ngập lụt, chia cắt cục bộ. Một số trường học nước đã vào phòng cộng với việc dự báo con đường từ trường về nhà bị ngập nên UBND huyện đã chỉ đạo cho một số trường nghỉ học.

"Chính quyền đã thông báo trên loa phát thanh cảnh báo cho người dân các khu vực có nguy cơ sạt lở đất. Đặc biệt, khu vực thôn 12, xã Hòa Lễ - nơi năm ngoái đã xảy ra tình trạng sạt lở, nay tiếp tục có nguy cơ sạt lở núi" - ông Long nói.

Đắk Lắk: Mưa tầm tã, hàng ngàn người bị cô lập - Ảnh 2.

Lực lượng chức năng huyện Krông Bông chốt chặn 1 tuyến đường bị ngập sâu

Trước tình hình nước dâng cao, gây ngập tuyến đường vào thôn Ea Hăn, xã Cư Đrăm, huyện Krông Bông, chính quyền địa phương đã tổ chức chốt chặn, túc trực để ứng cứu. Đoạn đường này bị ngập hàng trăm mét, nước từ thượng nguồn đổ về cuồn cuộn khiến khoảng 100 hộ dân thôn Ea Hăn bị cô lập.

Nước cuồn cuộn chảy trên đường. Clip Thế Tôn

Tại huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk mưa lớn đã khiến nhiều đoạn đường bị ngập sâu, nhiều vùng chia cắt cục bộ. Lực lượng chức năng đã tổ chức chốt chặn các vị trí này đã cấm người dân qua lại và hỗ trợ khi cần thiết.

Đắk Lắk: Mưa tầm tã, hàng ngàn người bị cô lập - Ảnh 4.

Nước cuồn cuộn chảy trên tuyến đường vào thôn Ea Hăn

Ông Phạm Ngọc Thạch, quyền Chủ tịch UBND M’Đrắk, cho biết huyện đang dồn lực lượng vào xã Cư San - nơi lòng hồ thủy lợi Krông Pắch Thượng để ứng cứu. Hiện lực lượng quân đội, công an mang theo ca-nô cùng các lực lượng khác đang tập trung tại xã Cư San để ứng cứu người dân. Theo kế hoạch, huyện sẽ di dời khoảng 100 hộ dân trong lòng hồ thủy lợi Krông Pắch Thượng lên khu vực cao hơn.

"Chúng tôi mới di dời được 2 hộ. Nhiều người dân đang tập trung kê tài sản lên cao và chưa chịu di dời. Tùy theo tình hình thực tế, chiều nay nếu vẫn mưa lớn thì huyện sẽ kiên quyết di dời các hộ dân để đảm bảo an toàn" - ông Thạch thông tin.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Đắk Lắk khuyến cáo tại khu vực lòng hồ thủy lợi Krông Pách Thượng, các đơn vị cần nêu cao cảnh giác, không được lơ là, chủ quan, tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, cập nhật phương án di dời dân về nơi an toàn.

Đắk Lắk: Mưa tầm tã, hàng ngàn người bị cô lập - Ảnh 5.

Cuộc sống của người dân trong lòng hồ thủy lợi Krông Pắch Thượng vào tháng 8-2020

Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, năm 2009, Bộ NN-PTNT phê duyệt dự án đầu tư hồ chứa nước Krông Pách Thượng với tổng mức đầu tư gần 2.900 tỉ đồng. Dự án ngàn tỉ này được kỳ vọng sớn hoàn thiện để làm đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội một vùng rộng lớn của các huyện phía Đông tỉnh Đắk Lắk. Sau gần 10 năm ì ạch, tháng 12-2018, dự án này đã đội vốn lên 4.400 tỉ đồng.

Theo kế hoạch, cuối tháng 9 -2020, nước trong lòng hồ Krông Pách Thượng bắt đầu dâng lên và đến hết tháng 12-2020 sẽ đạt cao trình, gây ngập 1.000 ha. Do ì ạch giải phóng mặt bằng nên hiện trên diện tích này vẫn còn gần 800 hộ dân với hàng ngàn người đang sinh sống.

Dự báo tiếp tục mưa lớn, sạt lở đất

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Đắk Lắk, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 12 đi vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, từ đêm 9-11 đến hết ngày 12-11, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có mưa trên diện rộng, có nơi mưa rất to và dông. Trong cơn mưa đề phòng dông lốc và gió giật mạnh. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, ngập úng cục bộ vùng trũng thấp, sạt lở vùng đất dốc thuộc 15 thành phố, huyện, thị trên địa bàn tỉnh.

Nhằm đảm bảo an toàn hạ du các hồ chứa và chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Đắk Lắk yêu cầu các địa phương, đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết; chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản.

Tổ chức vận hành hồ thủy lợi, thủy điện đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du; đối với các hồ đã đầy nước, cần chủ động điều tiết để đón lũ. Bố trí lực lượng tại các hồ đập bị hư hỏng có nguy cơ mất an toàn cao để kịp thời phát hiện và xử lý khi có tình huống nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Hướng dẫn ủng hộ chương trình "Trái tim miền Trung"

Người dùng ví AirPay có thể ủng hộ người dân vùng bị mưa lũ miền Trung qua chương trình "Trái tim miền Trung" của Báo Người Lao Động bằng các thao tác đơn giản trên ứng dụng AirPay:

Bước 1: Vào trang chủ trên ứng dụng AirPay => chọn Thanh Toán.

Bước 2: Quét mã QR của Báo Người Lao Động.

Lưu ý: Tài khoản chính thức của Báo Người Lao Động hiển thị logo màu đỏ của báo, tên Báo Người Lao Động và ghi chú: Chương trình "Trái tim miền Trung". Báo Người Lao Động chỉ có duy nhất tài khoản nhận quyên góp trên AirPay.

Bước 3: Nhập số tiền muốn quyên góp.

Bước 4: Nhập mật khẩu Ví AirPay để hoàn thành quyên góp.

4-image001

Ngoài ra, nếu đã liên kết Ví AirPay trên ứng dụng Shopee, bạn cũng có thể quyên góp qua các bước như sau:

Bước 1: Vào trang chủ Shopee => chọn biểu tượng quét QR.

Bước 2: Quét QR của Báo Người Lao Động.

Bước 3: Nhập số tiền muốn quyên góp.

Bước 4: Nhập mật khẩu Ví AirPay để hoàn thành quyên góp.

4-image002

4-QR CODE CHUONG TRINH

Ngoài ra, Báo Người Lao Động vẫn tiếp tục nhận mọi đóng góp gửi về tài khoản: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) Chi nhánh TP HCM; số tài khoản: 117000004884, Báo Người Lao Động. Nội dung: Hỗ trợ đồng bào bị lũ lụt qua chương trình "Trái tim miền Trung".

Bạn đọc cũng có thể trực tiếp gửi tại Tòa soạn Báo Người Lao Động (123-127 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP HCM) hoặc các văn phòng đại diện, văn phòng liên lạc của báo trên cả nước:

- Hà Nội: 16F Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm. Điện thoại (ĐT): (024) 39274484.

- Đà Nẵng: 152 Nguyễn Thị Minh Khai, quận Hải Châu. ĐT: (0236) 3837623.

- Tây Nguyên - Nam Trung Bộ: 6 Lê Thánh Tôn, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. ĐT: (0258) 3510889.

Danh sách tổ chức, cá nhân hỗ trợ đồng bào miền Trung được đăng chi tiết trên Báo Người Lao Động điện tử tại nld.com.vn

Trân trọng cảm ơn quý bạn đọc.

BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo