xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại biểu Quốc hội: Chính sách dân tộc tản mát, nguồn lực phân tán nên chưa hiệu quả

B.H.Thanh - Minh Chiến - Văn Duẩn

(NLĐO)- Nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ quan tâm, đặt câu hỏi chất vấn đến nhóm vấn đề liên quan đến dân tộc, chính sách phát triển cho đồng bào dân tộc

Chiều 6-6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh "đăng đàn" trả lời chất vấn nhóm vấn đề liên quan đến dân tộc. Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Hầu A Lềnh trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội: Chính sách dân tộc tản mát, như dầu đổ vào đèn, cháy hết thì lại đổ dầu - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Thanh Thúy, đoàn Tây Ninh. Ảnh: Phạm Thắng

Có 69 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh. Trong đó, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (đoàn Tây Ninh) nêu việc chính sách dân tộc hiện nay tản mát ở nhiều văn bản, chồng chéo, nhiều tầng lớp, nguồn lực phân tán dẫn đến chưa phát huy hiệu quả, thiếu tính bền vững, như "dầu đổ vào đèn, cháy hết thì lại đổ dầu". Vậy, ý kiến của Bộ trưởng như thế nào? Có cần thiết để rà soát điều chỉnh chính sách dân tộc để khắc phục những bất cập mang tính hệ thống hay không?

Về khó khăn, vướng mắc trong phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho biết việc phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện trong 2 giai đoạn, giai đoạn đầu theo vùng núi và vùng cao, giai đoạn sau theo trình độ phát triển. 

Từ năm 1996 đến nay, các chính sách đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện theo ba khu vực phát triển và nghị quyết 120 giao Chính phủ xác định tiêu chí cụ thể.

Đại biểu Quốc hội: Chính sách dân tộc tản mát, như dầu đổ vào đèn, cháy hết thì lại đổ dầu - Ảnh 3.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, trả lời chất vấn. Ảnh: Phạm Thắng

Theo Bộ trưởng Hầu A Lềnh, có 2,1 triệu người không được nhà nước tiếp tục hỗ trợ bảo hiểm. Đây là vấn đề rất lớn, Chính phủ đã giao Bộ Y tế sửa quy định, bổ sung các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn được tiếp tục được hưởng chính sách nhà nước mua bảo hiểm y tế; riêng chính sách giáo dục, y tế, nông nghiệp, lao động việc làm, các bộ ngành đang sửa để trình Chính phủ.

Về vấn đề thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số dẫn đến du canh, du cư tự phát, chặt phá rừng, đại biểu Dương Tấn Quân (đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu) cho rằng đây là vấn đề nhức nhối nhiều năm nay nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, đề nghị Bộ trưởng trả lời vấn đề này.

Theo Bộ trưởng Hầu A Lềnh, việc thiếu đất ở và sản xuất của đồng bào là việc rất lớn. Năm 2019, nhu cầu về đất ở của đồng bào dân tộc thiểu số là hơn 24.000 hộ gia đình và 42.000 hộ gia đình cần đất sản xuất. Sau khi tính toán, Ủy ban Dân tộc trình Chính phủ đưa ra mục tiêu đến năm 2025 giải quyết 60% đất ở cho người dân, còn lại giải quyết vào giai đoạn 2026-2030. Giai đoạn đầu sẽ tập trung vào nơi khó khăn nhất, nơi đồng bào chưa được hỗ trợ chính sách nào.

Điều hành chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Bộ trưởng làm rõ 2 nội dung. Một là đại biểu Quốc hội đề nghị sớm nghiên cứu đề xuất xây dựng Luật về hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tuy nhiên, phần giải trình của Bộ trưởng về Luật Dân tộc; hai là cần làm rõ là những vướng mắc trong thời gian qua liên quan đến đối tượng thụ hưởng các chính sách.

Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho biết từ năm 2017, Ủy ban Dân tộc đã trình đề nghị xây dựng Luật Dân tộc. Sau 2 nhiệm kỳ, đã tổ chức nhiều hội thảo, đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13. Tuy nhiên, lĩnh vực dân tộc liên quan nhiều lĩnh vực khác nhau, để bảo đảm xây dựng luật phù hợp, thống nhất, không chồng chéo luật khác, cần thời gian nghiên cứu, chưa trình được.

"Quan điểm của tôi là có được luật thì tốt, là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng chính sách, nhưng cần căn cơ, đầy đủ vì lĩnh vực này không phải pháp luật chuyên ngành" - Bộ trưởng Hầu A Lềnh nói.

Theo Bộ trưởng Hầu A Lềnh, thực hiện Kết luận 65 của Bộ Chính trị, Đảng đoàn Quốc hội giao nhiệm vụ nghiên cứu Luật Dân tộc trong khóa này do Hội đồng Dân tộc chủ trì nghiên cứu. Ủy ban Dân tộc sẽ chuyển hồ sơ nghiên cứu trước đây và phối hợp thực hiện.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo