xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại biểu Lê Thanh Vân băn khoăn việc căn cứ vào đâu để lấy phiếu tín nhiệm?

B.H.Thanh - Minh Chiến

(NLĐO)- Đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về một số quy định mới và những điểm chưa có của dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi)

Chiều 30-5, Quốc hội (QH) thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Đại biểu Lê Thanh Vân băn khoăn việc căn cứ vào đâu để lấy phiếu tín nhiệm? - Ảnh 1.

Đại biểu Lê Thanh Vân, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau.

Phát biểu thảo luận, đại biểu (ĐB) Lê Thanh Vân (đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau) bày tỏ băn khoăn việc dùng từ "lấy phiếu tín nhiệm" hay "bỏ phiếu tín nhiệm". Đại biểu cho rằng cần bàn kỹ vấn đề này để dùng từ cho phù hợp.

Về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, ĐB Lê Thanh Vân cho rằng riêng QH không có chức danh lãnh đạo quản lý, các chức danh ở QH mang tính chất điều phối, chủ trì, điều hoà hoạt động. Đại biểu cho rằng phải bàn cho kỹ vấn đề này nếu không chỉ là hình thức.

Về căn cứ lấy phiếu tín nhiệm, ĐB Lê Thanh Vân cho hay vấn đề này trên thực tiễn rất khó. "Các ĐBQH rất băn khoăn mỗi lần lấy phiếu tín nhiệm. Căn cứ để lấy phiếu là gì, nếu chỉ theo dõi thông tin trên báo chí thì không đủ, căn cứ vào báo cáo của từng chức danh thì không có vì luật và Nghị quyết này cũng không quy định phải báo cáo; trước mỗi kỳ lấy phiếu tín nhiệm cũng không có báo cáo của các chức danh... Vậy căn cứ vào đâu để chúng ta lấy phiếu tín nhiệm" - ông Lê Thanh Vân nêu.

Vị ĐB đoàn Cà Mâu nêu giả sử trước khi được bầu hoặc phê chuẩn mà các chức danh này có chương trình hành động thì đấy được coi như "khế ước" thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các chức danh, khi đó các ĐBQH sẽ có căn cứ, soi vào đó để xem xét, kiểm đếm việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh đó. Vì không có "khế ước" nào nên các ĐBQH khó có căn cứ gì để đong đếm, lường định được đâu là người làm được việc, đâu là người không làm được việc.

ĐB Lê Thanh Vân cho biết ngay cả trong dự thảo Nghị quyết cũng không khắc phục vấn đề này là quy định yêu cầu phải có báo cáo công tác, báo cáo kết quả hoạt động... "Theo tôi, phải có quy định làm căn cứ, dự thảo Nghị quyết nên có quy định về vấn đề này để làm căn cứ cho ĐBQH trong việc lấy phiếu tín nhiệm" - ĐB Vân đề nghị.

Về hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm, ĐB Vân cho rằng phải có điều hoặc khoản nào đó trong dự thảo Nghị quyết ghi rõ vấn đề này. Ví dụ, sau khi Ban kiểm phiếu có kết quả, nếu ai có phiếu tín nhiệm thấp từ 50% trở lên thì trình luôn, lập tức triển khai thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm, như vậy thì mới khẳng định được bản chất và ý nghĩa của việc lấy phiếu tín nhiệm.

Cũng phát biểu thảo luận, ĐB Nguyễn Quốc Hận nêu thực tế hiện nay có nhiều cán bộ sợ sai không dám làm.

Đại biểu Lê Thanh Vân băn khoăn việc căn cứ vào đâu để lấy phiếu tín nhiệm? - Ảnh 3.

ĐB Quốc hội Nguyễn Quốc Hận.

ĐB cho rằng không có gì là qua mắt được dân, mặc dù có thể nói ra hoặc không nói ra nhưng dân đều biết ai làm tốt, ai làm không tốt, ai không dám làm, ai vì mục đích chung, ai vụ lợi. Vì vậy, chúng ta không sợ việc người dám làm, dám chịu trách nhiệm mà không được tín nhiệm.

"Quan điểm của tôi là đã làm thì làm đến nơi đến chốn. Tôi kiến nghị 5 năm chúng ta lấy phiếu tín nhiệm 2 lần, lần đầu là sau 2 năm được bổ nhiệm vào chức vụ, đây là một kênh để chúng ta có thể rà soát, xem xét lại năng lực của cán bộ đó ở vị trí được bầu, được bổ nhiệm. Thực sự cán bộ không thể làm tốt ở tất cả các vị trí, có thể anh làm tốt ở nhiệm vụ, chức vụ này, nhưng khi bổ nhiệm vào một nhiệm vụ, chức vụ khác thì sẽ có những vấn đề khác nên cũng có những giới hạn nhất định.

Vấn đề thứ hai là đây một trong những kênh để chúng ta rà soát, là nguồn quy hoạch cho nhiệm kỳ sau, lần lấy phiếu tín nhiệm thứ 2 là 4 năm sau khi giữ chức, lần này chúng ta tiếp tục lấy phiếu tín nhiệm để xem xét lần cuối cho nhiệm kỳ mới. Sau 4 năm, cán bộ nào làm tốt thì chúng ta đều biết cả rồi. Đây cũng là một kênh để chúng ta rà soát, bổ sung, quy hoạch và loại bỏ quy hoạch những cán bộ không được tín nhiệm" - ĐB Nguyễn Quốc Hận nêu ý kiến.

Theo ĐB Nguyễn Quốc Hận, về phiếu tín nhiệm, ông đề xuất chỉ có 2 mức là "tín nhiệm cao" và "tín nhiệm thấp". Khi lấy phiếu tín nhiệm, đối với những người có số phiếu "tín nhiệm thấp" trên 50% thì sau đó xem xét ta sẽ bỏ phiếu tín nhiệm. Qua mỗi nhiệm kỳ, ai có "tín nhiệm thấp", "không được tín nhiệm", lúc bỏ phiếu sẽ có 2 mức là "tín nhiệm" và "không tín nhiệm" thì ai có số phiếu "không tín nhiệm" trên 50% hoặc trên 75% thì ta sẽ tiến hành "cho thôi chức", đồng thời loại ra khỏi quy hoạch trong nhiệm kỳ tới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo