xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đa dạng nguồn vốn cho doanh nghiệp

TS Phạm Chí Quang (Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước) - Thái Phương ghi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa nới hạn mức (room) tín dụng thêm 1,5%-2% bổ sung vào chỉ tiêu định hướng từ đầu năm là 14% để tăng trưởng tín dụng cả năm dự kiến đạt 15,5%-16%.

Như vậy, từ nay đến cuối tháng 12-2022 làm sao để hệ thống NH có thể cung ứng ra nền kinh tế khoảng 300.000 - 400.000 tỉ đồng dù nhu cầu vốn của doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế rất lớn, mà không hạ chuẩn cấp tín dụng?

Trong bối cảnh tình hình sản xuất - kinh doanh của DN gặp nhiều khó khăn, bản thân NH cũng phải đốt đuốc để tìm được DN tốt, đáp ứng được các điều kiện cấp tín dụng để cho vay. Với DN có tình hình tài chính lành mạnh, quản trị minh bạch, thị trường tiêu thụ ổn định, không chỉ một mà nhiều NH sẵn sàng và mong mỏi được cấp hạn mức tín dụng, duy trì quan hệ tín dụng với các DN này. Vốn tín dụng của ngành NH không thiếu, quan trọng là khả năng hấp thụ các nguồn vốn tín dụng này của nền kinh tế như thế nào.

Từ đầu năm đến nay, kênh dẫn vốn lớn nhất đang cung ứng cho nền kinh tế là tín dụng NH. Tăng trưởng tín dụng đến nay là trên 12%, mang lại gần 1,4 triệu tỉ đồng cho nền kinh tế trong năm nay. Vai trò của ngành NH thời gian qua là rất lớn, đóng góp cho sự phục hồi và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Dù vậy vẫn chưa đủ vì nhu cầu của DN là rất lớn và cần được đáp ứng qua các kênh cung ứng khác.

Có điều, ngành NH không thể mãi lo nguồn vốn trung và dài hạn cho DN vì NH cũng là DN. Nguồn vốn tín dụng không thể cấp phát như nguồn vốn ngân sách, NH kinh doanh tiền, huy động để cho vay. Hiện trong cơ cấu nguồn vốn của hệ thống NH, vốn ngắn hạn chiếm trên 80%, 20% còn lại là vốn trung dài hạn. Trong khi đó, ngành NH cho vay 50% tổng dư nợ cho nền kinh tế là trung và dài hạn, cho thấy ngành NH đối mặt với chênh lệch rất lớn về kỳ hạn giữa huy động và cho vay. Điều này dẫn đến 2 rủi ro, là rủi ro về thanh khoản và rủi ro lãi suất.

Người gửi tiền chỉ gửi NH kỳ hạn ngắn (ví dụ 6 tháng), trong khi NH dùng 50% nguồn tiền gửi ngắn hạn này để cho vay 5-10 năm, thậm chí các dự án bất động sản có thể tới 20 năm. Nếu dòng tiền luân chuyển không tốt, nợ xấu phát sinh, NH sẽ không có tiền trả nợ đến hạn cho người gửi tiền. Đây là rủi ro lớn nhất mà ngành NH quan ngại. Một rủi ro nữa là rủi ro lãi suất. Lãi suất ngắn hạn biến động liên tục, trong khi đó lãi suất cho vay trung dài hạn thường 1 năm mới điều chỉnh. Do đó, trong quá trình kinh doanh này, NH đối mặt với rủi ro lãi suất giữa bối cảnh lạm phát tăng cao, môi trường lãi suất có biến động lớn như giai đoạn hiện nay.

Nguồn vốn của nền kinh tế không chỉ có vốn tín dụng NH mà còn nhiều kênh khác, cần nhiều giải pháp khơi nguồn vốn trung dài hạn này (trái phiếu, cổ phiếu…) để đáp ứng nhu cầu của DN và kết nối giữa các nguồn vốn này là nguồn vốn tín dụng NH. Thời gian qua, NHNN đưa ra rất nhiều quy định pháp luật, trong đó có tỉ lệ an toàn, tỉ lệ dùng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn với lộ trình triển khai dài để các NH nắn chỉnh lại hoạt động của mình theo hướng bền vững hơn. Trong bối cảnh đó, câu chuyện giữa NH và DN trong việc tìm tiếng nói chung, ngồi lại, kết nối để bảo đảm nguồn vốn lan tỏa ra nền kinh tế là rất cần thiết. 


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo