xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chùn tay bác sĩ!

Phạm Hồ

Phiên tòa xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương đã bị hoãn lại trong sự kỳ vọng của nhiều người mong bác sĩ sẽ được tuyên vô tội.

Sau vụ 8 người chạy thận chết vì sự tắc trách của công ty cung cấp thiết bị y tế hợp đồng với Bệnh viện Hòa Bình, ngoài những người của công ty này, bác sĩ Hoàng Công Lương đã bị các cơ quan chức năng quy trách nhiệm liên đới. Phiên tòa chưa diễn ra nhưng dư luận đã có nhiều bất an, giận dữ và cả sẻ chia.

Bất an bởi nếu bị tuyên có tội thì bản án sẽ như cái tát vào đội ngũ bác sĩ hiện hữu và đặt họ luôn trong tình trạng căng thẳng, lo âu vì có thể bất cứ lúc nào họ cũng sẽ là nạn nhân của sự cố y khoa mà lỗi không thuộc về họ. Cứu chữa bệnh nhân trong tâm trạng này sẽ cực kỳ áp lực, lo lắng và khó ai dám toàn tâm toàn ý đặt mình vào hoàn cảnh mạo hiểm.

Nhiều người khác giận dữ bởi cách làm việc vô trách nhiệm của công ty cung cấp hợp đồng y tế. Họ đưa bệnh nhân vào tình thế nguy hiểm bất cứ lúc nào nhưng thiếu trách nhiệm giám sát của lãnh đạo bệnh viện. Khi xảy ra sự cố, hậu quả rất lớn nhưng những lãnh đạo bệnh viện vẫn bình chân như vại.

Là người bị truy tố nhưng bác sĩ Lương lại nhận được cảm thông của người nhà các nạn nhân. Họ hiểu bác sĩ Lương đã tận tụy với người nhà của họ như thế nào, lâm vào hoàn cảnh này do đâu, phải bước ra tòa để khỏa lấp những tắc trách của ai. Đây là sự cảm thông trân quý mà bất cứ bác sĩ nào cũng xứng đáng được nhận khi tiếp sự sống cho bệnh nhân.

Hậu quả xảy ra quá lớn, truy tố một bác sĩ trong ca trực liên quan thì quá dễ. Nhưng nếu sau phiên tòa này có thể ngăn chặn được những sự cố y khoa tương tự , có lẽ bác sĩ Lương cũng cam lòng. Nhưng trái lại, tuyên một người có tội nhưng không chặn đứng được những ẩn tàng nguy hiểm của câu chuyện mặt trái xã hội hóa ngành y tế thì hậu quả không bao giờ ngừng, nhiều người khác phải trả giá bằng sinh mạng.

Xã hội hóa y tế là chủ trương đúng trong điều kiện đầu tư cho ngành này còn quá chênh lệch so với nhu cầu của người dân. Nhưng từ chủ trương đến thực tế đã bị biến tướng và bao kẻ lợi dụng để đưa máy móc, thiết bị vào các bệnh viện không ngoài mục đích làm giàu từ túi tiền người bệnh. Bước vào bệnh viện lập tức bị chỉ định xét nghiệm tràn lan, tốn kém khủng khiếp. Sang bệnh viện khác lại tiếp tục xét nghiệm từ đầu vì chẳng bệnh viện nào chấp nhận kết quả xét nghiệm của nhau. Phi lý thế nhưng cơ quan quản lý cao nhất là Bộ Y tế vẫn chưa chấn chỉnh bao năm qua. Những thiết bị xã hội hóa này lẽ ra sẽ hỗ trợ chữa bệnh thì dần biến tướng thành những quái thai hút máu bệnh nhân từng ngày.

Thuốc đấu thầu vào bệnh viện mỗi nơi một giá mà các nhà quản lý chẳng hiểu vì đâu. Công ty dược "cầm tay" bác sĩ kê toa cho bệnh nhân. Thuốc kém chất lượng, thực phẩm chức năng đều nghiễm nhiên được đưa vào thị trường... Những hiểm họa này rất thật, thử hỏi phiên tòa nào xét xử được?

Trái với quan tòa có thể phán định đúng hoặc sai trong một phiên xử, trước sự sinh tử của bệnh nhân, người bác sĩ chỉ có một lựa chọn toàn tâm toàn ý cứu người, dù bản thân họ đối diện sự bất công và nguy hiểm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo