xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa ngã ngũ tổ chức chính quyền đặc khu

Thế Dũng

Do một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau, mới và khó nên Chủ tịch Quốc hội đề nghị tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến về 3 dự án luật

Sáng 11-1, tại Nhà Quốc hội, phiên họp thứ 20 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã bế mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân. Chủ tịch QH cho biết sau 1 ngày rưỡi làm việc, UBTVQH đã hoàn thành chương trình phiên họp thứ 20 để tập trung cho ý kiến về 3 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết và các nội dung khác.

Đối với 3 dự án luật, gồm: Luật Quốc phòng (sửa đổi), Luật An ninh mạng, Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, hiện vẫn còn một số vấn đề có ý kiến khác nhau và là những vấn đề mới và khó. Chủ tịch QH đề nghị các ủy ban của QH phối hợp chặt chẽ với ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của UBTVQH và các ý kiến tại phiên họp này, cũng như tiếp tục xin ý kiến chuyên gia, nhà khoa học để hoàn chỉnh dự án luật gửi đến các đoàn đại biểu QH tổ chức thảo luận, lấy ý kiến tại địa phương; đồng thời sẽ trình hội nghị đại biểu QH hoạt động chuyên trách cho ý kiến vào tháng 4-2018.

Đối với dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, trong phiên làm việc cùng ngày, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đã đưa ra 3 phương án mô hình tổ chức bộ máy chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Theo đó, phương án 1 thực hiện thiết chế trưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; phương án 2 là chính quyền đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (gồm có HĐND, UBND tương tự các đơn vị hành chính hiện nay); phương án 3 kết hợp các ưu điểm, khắc phục các nhược điểm của phương án 1 và phương án 2.

Thường trực Ủy ban Pháp luật đề xuất thiết kế phương án 3 trong khi nhiều ý kiến trong UBTVQH lại có quan điểm khác nhau. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Võ Trọng Việt chọn phương án 1 và đề nghị luật đề cao trách nhiệm người đứng đầu là trưởng đặc khu. Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ cũng lựa chọn phương án 1 và cho rằng đã có HĐND cấp tỉnh giám sát, không cần phải có HĐND của đặc khu.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá phương án nào cũng có mặt ưu, mặt khuyết, cần nghiên cứu thêm. "Trong tháng tới, UBTVQH sẽ cho ý kiến lần nữa. Cần thiết thì Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Ban Cán sự Đảng QH ngồi lại thống nhất với nhau, sau đó xin ý kiến Bộ Chính trị" - Chủ tịch QH gợi ý.

Về dự thảo nghị quyết của UBTVQH quy định chi tiết một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước (KTNN), sau khi xem xét tờ trình của KTNN, UBTVQH đã thống nhất không ban hành nghị quyết này. UBTVQH giao KTNN phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan tiến hành tổng kết thực tiễn, đánh giá việc thực hiện luật, đề xuất những nội dung cần sửa đổi để bổ sung Luật KTNN và trình QH xem xét, bảo đảm việc sửa đổi được toàn diện, đúng quy định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo