xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ kỷ niệm 50 năm Công ước 1972

Tin-ảnh: Tuấn Minh

(NLĐO)- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm 50 năm Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước 1972) diễn ra tại Ninh Bình.

Sáng 6-9, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) đã diễn ra lễ kỷ niệm 50 năm Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Sự kiện này do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL), UBND tỉnh Ninh Bình và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ kỷ niệm 50 năm Công ước 1972 - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự lễ kỷ niệm 50 năm Công ước 1972 tại Ninh Bình

Dự sự kiện này có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng, cùng nhiều lãnh đạo bộ, ngành; lãnh đạo tỉnh Ninh Bình; bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO)…

Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL, cho biết ngày 16-11-1972, tại kỳ họp lần thứ 17 diễn ra ở Paris (Cộng hòa Pháp), UNESCO đã thông qua Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Đây là Công ước quốc tế duy nhất kết hợp giữa việc bảo vệ di sản văn hóa và di sản thiên nhiên, có ảnh hưởng sâu rộng nhất, được các quốc gia thành viên nghiên cứu áp dụng trong việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ kỷ niệm 50 năm Công ước 1972 - Ảnh 2.

Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự lễ kỷ niệm

Đến năm 2020, đã có 194 quốc gia phê chuẩn và trở thành thành viên của Công ước này. Việt Nam chính thức phê chuẩn tham gia Công ước từ ngày 19-10-1987.

Từ khi tham gia Công ước 1972 đến nay, Việt Nam đã có 8 di sản văn hóa, thiên nhiên và hỗn hợp được ghi vào danh mục di sản thế giới. Các di sản thế giới tại Việt Nam đóng góp hiệu quả, tích cực vào phát triển bền vững kinh tế, xã hội, tạo công ăn việc làm tại địa phương, cộng đồng, góp phần phát triển du lịch, thương mại, đầu tư, quảng bá hình ảnh quốc gia, văn hóa, lịch sử, truyền thống của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.

"Trong khuôn khổ cơ chế UNESCO nói chung và Công ước 1972, Việt Nam là thành viên có trách nhiệm, uy tín, luôn hoàn thành tốt, chất lượng các nghĩa vụ thành viên, được cộng đồng quốc tế công nhận, đánh giá cao, thể hiện vai trò, đóng góp, trách nhiệm của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế tôn vinh, phát huy hơn nữa giá trị của Công ước, quảng bá rộng rãi những thành tựu của Việt Nam trong bảo tồn và phát huy di sản thế giới tới các nước thành viên UNESCO và đông đảo cộng đồng quốc tế" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ kỷ niệm 50 năm Công ước 1972 - Ảnh 3.

Bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO, cho biết lễ kỷ niệm chính là dịp để chúng ta cùng nhau đánh dấu mối quan hệ hợp tác ngày càng phát triển giữa UNESCO và Việt Nam

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO, cho biết lễ kỷ niệm lần thứ 50 của Công ước 1972 có mục đích xác định và gìn giữ các di sản tự nhiên và di sản văn hóa đại diện cho các di sản chung của nhân loại; đồng thời là kỷ niệm 35 năm Việt Nam phê chuẩn Công ước này.

Lễ kỷ niệm kép này cũng chính là dịp để đánh dấu mối quan hệ hợp tác ngày càng phát triển giữa UNESCO và Việt Nam. Là một sự kiện có ý nghĩa biểu tượng, Việt Nam đã gia nhập UNESCO năm 1976, một năm trước khi Việt Nam trở thành một thành viên đầy đủ của LHQ. "Hôm nay, mối quan hệ đối tác này vẫn luôn được duy trì, phát triển và vận động cùng thời đại. Chúng ta thấy rõ điều này vào tháng 11 năm ngoái (2021), UNESCO đã ký một biên bản ghi nhớ mới với Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thăm của ông tại trụ sở UNESCO"- bà Audrey Azoulay nói.

Cũng theo bà Audrey Azoulay, kể từ năm 1987 tới nay, chỉ 35 năm, nhưng Việt Nam đã có tới 8 di sản đã được ghi danh là Di sản Thế giới. Mỗi di sản, theo cách riêng của mình, góp phần thể hiện bề dày lịch sử của Việt Nam. Các di sản này cũng thể hiện sự giàu có và đa dạng của văn hóa Việt.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ kỷ niệm 50 năm Công ước 1972 - Ảnh 4.

Quanh cảnh lễ kỷ niệm 50 năm Công ước 1972

Kỷ niệm 50 năm Công ước 1972, chúng ta cần tái khẳng định sự trung thành với tinh thần của Công ước. Tuy nhiên, theo bà Audrey Azoulay có rất nhiều thách thức cần vượt qua. Thách thức đầu tiên là việc cần thiết phải dung hòa giữa phát triển với bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa - đây là một vấn đề có tính quyết định tới việc gìn giữ địa cầu.

Có một lý do nữa thôi thúc người đứng đầu UNESCO tới Việt Nam - một quốc gia từng đạt tốc độ phát triển kinh tế vào nhóm cao nhất thế giới trong vòng 20 năm qua, song Việt Nam đồng thời cũng là một quốc gia thực hiện rất nhiều nỗ lực để đảm bảo rằng không hi sinh việc bảo vệ di sản cho phát triển.

Một thử thách lớn khác mà chúng ta cần phải vượt qua chính là biến đổi khí hậu. Bởi sự gián đoạn của biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học không chỉ là mối đe dọa với môi trường sống trên trái đất mà còn đối với cả văn hóa. Chúng ta phải tăng cường nỗ lực nếu chúng ta muốn đạt được mục tiêu chung là bảo vệ 30% hành tinh của chúng ta vào năm 2030…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ kỷ niệm 50 năm Công ước 1972 - Ảnh 5.

Các tiết mục nghệ thuật đặc sắc tại lễ kỷ niệm

"Bảo tồn di sản không phải là chuyện xa xỉ, đó là điều kiện tiên quyết để đảm bảo rằng thế giới của chúng ta không bị sụp đổ thêm nữa. Đó là sự kết nối giữa quá khứ và tương lai của chúng ta. Chúng ta phải đặt văn hóa và di sản đúng tầm quan trọng mà chúng đáng có. Chúng ta cần phải coi các chính sách văn hóa là đòn bẩy mạnh mẽ cho các hành động của quốc gia, như ví dụ ở Việt Nam, và như mô hình mẫu mực của Tràng An. Đó chính là thông điệp tôi muốn truyền tải ngày hôm nay"- bà Audrey Azoulay khẳng định.

Bà Audrey Azoulay cũng cho biết đây cũng chính là thông điệp mà UNESCO sẽ bảo vệ vào cuối tháng này tại Mexico tại Hội nghị Mondiacult năm 2022 do UNESCO và Mexico tổ chức, với sự tham dự của 140 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo