xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chọn trường bằng tư duy mới

Hoài Phương

Như vậy là 93.277 thí sinh vừa thi vào lớp 10 công lập ở TP HCM năm nay đã rõ con đường đi tiếp của mình, sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố ngày 11-7 công bố điểm chuẩn của hơn 100 trường THPT trên địa bàn.

Hệ thống 114 trường công lập THPT ở TP HCM năm nay nhận 72.784 chỉ tiêu lớp 10, tức là hơn 20.000 học sinh sẽ phải chọn học ở trường ngoài công lập, giáo dục thường xuyên hoặc trung cấp nghề.

Tại Hà Nội, năm nay có hơn 105.000 sĩ tử, trong khi chỉ có khoảng 70.000 suất vào lớp 10 các trường THPT công lập - tỉ lệ "chọi" cao kỷ lục từ trước đến nay.

Vì sao phải chạy đua vào lớp 10 công lập? Trước hết vì yếu tố tâm lý: để chứng tỏ rằng học lực không tồi và vì luôn nghĩ "trường công danh giá hơn". Thứ đến là yếu tố vật chất: trường công học phí thấp hơn trường tư hay trường quốc tế, không phải đóng nhiều khoản phụ thu. Cuối cùng là vì tư duy cố hữu lâu nay, rằng môi trường học tập ở trường công nghiêm túc hơn, ra trường dễ có việc làm hơn, được nhà tuyển dụng coi trọng hơn...

Chính vì vậy mà những học sinh thi trượt lớp 10 công lập và gia đình các em chắc hẳn khó tránh được tâm tư, thậm chí không ít trường hợp - như đã thấy những năm học trước - bỏ học hẳn và sau đó "lơi bơi" suốt mấy năm trời.

Hơn 20.000 học sinh trượt lớp 10 ở TP HCM hay 35.000 trường hợp tương tự ở Hà Nội, đừng lo thiếu chỗ học! Ngành giáo dục TP HCM khẳng định hệ thống ngoài trường công "dư sức chứa"; còn Hà Nội thì có tới gần 50.000 chỉ tiêu cho hệ ngoài công lập và trường nghề.

Ai có con học trường công chắc biết ở đó chẳng phải luôn tốt đẹp như thường nghĩ. Trong khi đó, các trường tư thục ở TP HCM và Hà Nội ngày càng vươn lên, không chỉ bảo đảm chương trình học theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà còn áp dụng phương pháp dạy và học thiên về phát huy kỹ năng - năng lực cá nhân của học sinh, giảm thiểu lý thuyết và giáo điều. Chẳng những có cơ sở vật chất hiện đại, thầy và trò không chạy đua thành tích mà các trường này còn tăng học phần các môn thời thượng giàu tính thực hành, rất bổ ích, như: rèn luyện thể chất, năng khiếu, ngoại ngữ, nghệ thuật... Còn hệ thống trường nghề, đây là lối dẫn vào đời ngắn nhất của học sinh, nhất là với các em chưa đủ điều kiện để học hành đường dài, cần sớm làm ra tiền để trang trải.

Vấn đề còn lại là làm thế nào để thay đổi tư duy từ phía học sinh và cha mẹ các em. Điều này rõ ràng là không dễ trong ngày một ngày hai. Hệ thống các trường ngoài công lập, trường nghề cũng đâu phải hễ tự vỗ ngực tụng ca về cái hay, cái mới của mình là thu hút được thật nhiều người học. Yếu tố căn cơ ở đây chính là hệ thống các trường này phải chứng minh cho được hiệu quả đào tạo của mình bằng chất lượng nguồn nhân lực tốt, đo lường bằng tỉ lệ có việc làm cao sau khi tốt nghiệp và đánh giá tích cực của nhà tuyển dụng. Ngoài ra, phải nói đến vai trò của nhà nước, cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ để hệ thống ngoài công lập, trường nghề phát triển rộng hơn, thay vì chỉ dồn cục ở một vài đô thị lớn như hiện nay. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo