xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chính thức lùi dự án Luật Đặc khu

Phương Nhung - Thế Dũng

Sau khi Quốc hội biểu quyết lùi thông qua Luật Đặc khu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng nhiều người dân không hiểu đúng bản chất sự việc, có sự ngộ nhận, hiểu lầm nên đã có những hành động quá khích trong những ngày qua

Sáng 11-6, với 423 đại biểu (ĐB) tán thành (chiếm 85,63% tổng số ĐB), Quốc hội (QH) đã thông qua việc điều chỉnh thời gian xem xét, thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Luật Đặc khu).

Dự án luật mới, phức tạp

Trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ QH về dự án luật trước khi ĐB bấm nút biểu quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết dự luật được Chính phủ trình QH cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10-2017); sau đó, đã được tiếp thu, chỉnh lý để trình QH tại kỳ họp này.

Kết quả tổng hợp ý kiến các ĐB thảo luận tại hội trường ngày 23-5 cũng như góp ý bằng văn bản cho thấy đa số ý kiến tán thành sự cần thiết ban hành, phạm vi điều chỉnh của dự luật và cho rằng dự luật đã được tiếp thu, chỉnh lý nghiêm túc, thể chế hóa các nghị quyết của Đảng, kết luận của Bộ Chính trị, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp.

"Tuy nhiên, đây là dự án luật mới, phức tạp, chưa có tiền lệ; nhiều quy định về cơ chế, chính sách trong dự thảo luật mang tính đột phá cả về tổ chức bộ máy và quan điểm, định hướng phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp; ý kiến của ĐBQH, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và cử tri về một số nội dung của dự án luật còn khác nhau" - ông Định nói.

Chính thức lùi dự án Luật Đặc khu - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong phiên họp Quốc hội biểu quyết điều chỉnh thời gian xem xét, thông qua dự án Luật Đặc khu Ảnh: QUANG VINH

Trên cơ sở nghiêm túc tiếp thu ý kiến, Ủy ban Thường vụ QH thận trọng, cân nhắc nhiều mặt và thống nhất với Chính phủ chỉnh lý quy định của dự thảo Luật Đặc khu về thời hạn sử dụng đất để sản xuất kinh doanh áp dụng theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm.

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ QH thống nhất với Chính phủ đề nghị QH cho điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đặc khu từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (dự kiến khai mạc tháng 10-2018) để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng, hoàn thiện dự thảo luật, bảo đảm xây dựng thành công 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia.

Không loại trừ lòng yêu nước bị lợi dụng

Phát biểu sau khi QH biểu quyết điều chỉnh thời gian xem xét, thông qua dự án Luật Đặc khu, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý thêm một số thông tin liên quan đến việc ngày 10-6, tại nhiều nơi, có hiện tượng tụ tập đông người, gây ách tắc giao thông, làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Theo Chủ tịch QH, điều đó cho thấy những việc QH, ĐBQH đang bàn ở hội trường đã lan tỏa ra xã hội. Đáng tiếc, nhiều người dân không hiểu đúng bản chất sự việc, có sự ngộ nhận, hiểu lầm nên đã có những hành động quá khích, không loại trừ lòng yêu nước đã bị lợi dụng. "QH kêu gọi đồng bào và nhân dân cả nước bình tĩnh và tin tưởng vào sự quyết định của Đảng, nhà nước, đặc biệt là ở các dự án luật mà QH đang thảo luận. QH luôn luôn lắng nghe ý kiến của người dân" - Chủ tịch QH nhấn mạnh.

Chủ tịch QH cho biết cá nhân bà đã nhận được thư của các ĐBQH thể hiện rất nhiều tâm huyết, trách nhiệm liên quan đến dự án luật và lưu ý: "Chúng ta có hình thức nêu ý kiến, trong phát ngôn của chúng ta đừng tạo ra thêm sự ngộ nhận nào nữa, sự ngộ nhận đó lan ra ngoài xã hội sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình của đất nước".

Bên hành lang QH, bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện (Ủy ban Thường vụ QH), đánh giá việc QH biểu quyết lùi thời hạn thông qua Luật Đặc khu đã thể hiện sự lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân và cũng thể hiện trách nhiệm của người dân với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, có nhiều hình thức để người dân thể hiện nguyện vọng, ví dụ như qua kênh MTTQ Việt Nam, qua các tổ chức đoàn thể, qua các ĐBQH do mình bầu ra, cơ quan dân nguyện… Từ trước đến nay, các hình thức góp ý này vẫn hết sức hiệu quả và được cử tri đánh giá cao.

Trong khi đó, trước thông tin người dân tập trung gây mất trật tự, ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nhận định nguyên nhân là do trong quá trình xây dựng luật, việc lấy ý kiến nhân dân chưa làm tốt, việc tuyên truyền chưa kịp thời, dẫn đến phút cuối cùng đã tạo thành những bức xúc không đáng có. "Đây là bài học ở cả phía các cơ quan lập pháp, trong đó có QH, trong quá trình xây dựng luật cần cố gắng thu thập được ý kiến của người dân nhiều hơn. Và ngược lại, tăng cường ý thức của người dân đối với những việc chung của đất nước" - ĐB tỉnh Đồng Nai lưu ý.

Xử lý nghiêm hành vi quá khích

Bên hành lang QH, ĐB Huỳnh Thanh Cảnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận, xác nhận chiều tối 10-6, tại trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận, có hiện tượng người dân tập trung, tuần hành, đập phá, ném đá làm vỡ kính, đốt xe, xô xát… ảnh hưởng đến trật tự trị an khu vực. "Tôi cho rằng đây là hành vi quá khích của những đối tượng côn đồ. Việc này cần phải điều tra, xử lý nghiêm túc" - ông Cảnh nói.

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cho rằng cử tri, nhân dân Bình Thuận có ý kiến về dự Luật Đặc khu thì có quyền phản ánh, Đảng, nhà nước, QH sẵn sàng lắng nghe, xem xét. Tuy nhiên, việc thể hiện cần chuẩn mực, tỉnh táo, không để lòng yêu nước bị kẻ xấu xúi giục, kích động.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo