xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Chảy máu" cổ vật Óc Eo

Bài và ảnh: THỐT NỐT

Trong những năm qua, việc mua bán cổ vật Óc Eo diễn ra nhiều cho thấy nguồn lợi rất lớn đã vuột khỏi tầm kiểm soát của nhà nước

Cổ vật Óc Eo được người dân vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên phát hiện từ trước khi ông Louis Malleret đến khám phá và khai quật. Chính vì vậy mà nhiều di tích đã bị đào bới để săn tìm cổ vật.

Săn lùng, mua bán trôi nổi

Theo các nhà nghiên cứu, cho dù chưa có thống kê một cách đầy đủ nhưng những gì đã phát hiện cũng có thể khẳng định rằng Phù Nam - Óc Eo vô cùng đa dạng và phong phú. Nó không chỉ thể hiện qua chất liệu, loại hình mà còn về nguồn gốc xuất xứ. Trong đó, nhiều di vật đến từ vùng Tây Á, Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Quốc và cả khu vực Địa Trung Hải.

Chảy máu cổ vật Óc Eo - Ảnh 1.

Nhiều trường thường xuyên đưa học sinh tham quan các điểm khai quật văn hóa Óc Eo

Chảy máu cổ vật Óc Eo - Ảnh 2.

Nhiều cổ vật văn hóa Óc Eo được tìm thấy có từ thời vương quốc cổ Phù Nam

Mãi đến thế kỷ XIX, người dân vùng Đồng Tháp Mười nhặt được nhiều hiện vật chất liệu bằng vàng, bạc sau mùa nước nổi. Đến cuối những năm 30 của thế kỷ XX, sau khi một tờ báo đăng phóng sự nói về việc nhặt được rất nhiều vàng ở vùng Óc Eo - Ba Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), hàng trăm, hàng ngàn người đổ xô về khu vực này để đào bới. Từ đó hình thành nên một khu vực buôn bán cổ vật hết sức bát nháo. Hậu quả nặng nề là nhiều khu di tích bị biến dạng do các nhóm săn lùng cổ vật gây ra. Đến khi chính quyền địa phương dẹp được tình trạng này thì ông Louis Malleret mới có điều kiện tiến hành các cuộc khai quật quy mô đầu tiên và phát hiện cả một thành trì với rất nhiều cổ vật, di chỉ của nền văn hóa Óc Eo.

Sau ngày 30-4-1975, hiện vật văn hóa Óc Eo ngày càng được phát hiện nhiều với địa bàn rộng khắp các tỉnh, thành phía Nam. Theo nhà khảo cổ học Phạm Hữu Công, hiện vật được tìm thấy khá đa dạng, như các loại ấm đất nung có vòi cong, nồi nấu kim loại, chai, ly chân cao, đầu tượng, chày, bàn nghiền, khuôn đúc nữ trang, linga, yoni, tượng Phật, trục bánh xe, cọc nhà sàn được làm bằng gốm, gỗ, kim loại và con dấu bằng đá quý... Ngoài khai quật của nhà nước, không ít hiện vật quý này tìm thấy ngẫu nhiên trong nhà dân, người đi săn đồ cổ. Trong khi đó, do còn nhiều hạn chế về kinh phí, nhân sự, trình độ nên các bảo tàng không thể sưu tầm được hết những hiện vật trôi nổi.

Đáng lo ngại hơn, có trường hợp người dân phát hiện vài kg tiền cổ có hình mặt trời rồi mang đi rao bán khắp nơi hoặc được các chủ tiệm vàng mua lại. Các hiện vật quý này bị phá hủy để chế tác lại theo ý muốn của người sở hữu.

Núp bóng "hội cổ vật"

Cũng theo nhà khảo cổ học Phạm Hữu Công, từ nhiều năm qua, ở các tỉnh, thành phía Nam xuất hiện tình trạng thu mua cổ vật, thậm chí hình thành các điểm kinh doanh đồ xưa. Có điểm chứa đến hàng ngàn món đồ, trong đó có nhiều hiện vật thuộc văn hóa Óc Eo - Phù Nam. Hầu như các điểm này không có giấy phép kinh doanh, mua bán cổ vật lén lút. Thậm chí có người còn núp bóng một "hội cổ vật" nào đó. Nhờ có "lá bùa" là chiếc thẻ hội viên của các hội này, họ dễ dàng qua mặt cơ quan thẩm quyền.

Ông Công cho rằng trong nhiều năm qua, việc mua bán cổ vật Óc Eo diễn ra nhiều trong những năm trước đây, cho thấy nguồn lợi rất lớn đã vuột khỏi tầm kiểm soát của nhà nước. Một người chuyên săn đồ cổ tên M. ở thị trấn Óc Eo thừa nhận nạn săn lùng, mua bán trôi nổi vẫn cứ tái diễn là do những lỗ hổng từ quản lý nhà nước. Trong tình trạng mua bán cổ vật Óc Eo bị thả nổi, những hiện vật có giá trị cao được người dân tìm thấy như các loại chuỗi ngọc, đá quý, chày tiêu, các loại tượng bằng đá, đồng và vàng... đã đi thẳng vào các điểm kinh doanh đồ xưa chứ không vào các khu di tích, nhà trưng bày cổ vật.

"Tình trạng này hiện nay đã được hạn chế hơn trước. Một số người dân cũng có ý thức hơn về cổ vật nên đã giao nộp lại cho Nhà Trưng bày Văn hóa Óc Eo tại thị trấn Óc Eo. Bản thân tôi hiện chỉ còn chơi đồ xưa và một số tác phẩm điêu khắc hiện đại chứ đồ cổ Óc Eo ở đây đã được nhà nước thu gom hết rồi" - ông M. khẳng định.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 27-1

Tràn lan cổ vật giả

Theo các nhà khảo cổ, điều đáng lo là tình trạng làm giả hiện vật văn hóa Óc Eo - Phù Nam. Những cổ vật giả chủ yếu là tượng Phật gỗ, tượng đá, tượng đồng, một số đồ gốm men niên đại sau Phù Nam. Đồ giả có xuất xứ ngay tại Việt Nam hoặc nhập lậu từ Thái Lan, Campuchia.

"Phải tăng cường quản lý nhà nước về di sản. Có lẽ cũng phải đưa các nhà sưu tập tư nhân vào diện kinh doanh di sản để quản lý vì hầu như 100% họ đang là người mua và bán cổ vật trái phép. Khu di tích Óc Eo cần phải được khoanh vùng bảo vệ, tôn tạo và đưa vào danh mục đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới" - ông Công đề xuất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo