xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chật vật với cảng

Bài và ảnh: Xuân Hoàng

Cùng tình cảnh như hầu hết cảng biển của các địa phương trong khu vực, các cảng ở Đồng Nai cũng trong tình trạng thiếu đồng bộ, ì ạch và nhiều bất cập

Với khá nhiều sông lớn và nhánh sông, tỉnh Đồng Nai được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) quy hoạch 44 cảng trên 4 hệ thống sông lớn: sông Đồng Nai và Nhà Bè, mỗi sông có 9 cảng; sông Lòng Tàu: 18 cảng; sông Thị Vải: 5 cảng...

Khởi động xong rồi để đó

Tuy nhiên, chính quyền tỉnh Đồng Nai thừa nhận hệ thống cảng tại đây phát triển rất ì ạch. Nhiều vùng quy hoạch cảng được giới thiệu, phê duyệt, bàn giao nhưng các nhà đầu tư không chịu triển khai như cam kết hoặc thực hiện với tốc độ rất chậm. Thậm chí, theo UBND tỉnh Đồng Nai, nhiều nhà đầu tư không thực hiện đúng quy định của chính quyền địa phương trong báo cáo tiến độ triển khai dự án. Nhiều dự án khởi động từ lâu nhưng vẫn "giẫm chân tại chỗ".

UBND tỉnh Đồng Nai cho biết bất cập một phần là do các nhà đầu tư khó khăn về vốn, không đủ năng lực nên triển khai chậm. Mặt khác, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, thiếu đồng bộ cũng khiến hệ thống khó liên kết, cản trở năng lực bốc xếp, vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy gắn kết tương hỗ. Bên cạnh đó là việc quản lý, đốc thúc vận hành xây dựng tại hệ thống cảng cũng chưa có sự phối hợp hoặc có nhưng chưa chặt chẽ.

Điển hình, ở vùng hạ nguồn sông Đồng Nai (thuộc 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch) đã có nhiều cảng lớn nhưng vẫn còn rất nhiều tiềm năng. Cụ thể, đây là nơi có rất nhiều khu công nghiệp với diện tích trên 3.000 ha, là thị trường lớn cho các cảng, thế nhưng trong thời gian dài vẫn không có chủ đầu tư nào mặn mà với việc đầu tư cảng. Có dự án khởi động xong cả chục năm rồi để đó.

Chật vật với cảng - Ảnh 1.

Bốc xếp hàng hóa ở khu cảng Nhơn Trạch

Chưa nói đến tính hiệu quả của quá trình vận hành tại các cảng đã hoạt động, chỉ với phần lớn các điểm được quy hoạch đã cho thấy tiềm năng không được khai thác đúng mức, hiện đang bỏ phí.

"Thật sự rất sốt ruột, các điểm quy hoạch thì phát triển ì ạch, khởi động xong rồi để đó. Đối với các cảng thì cần phải có cảng lớn, quy hoạch bài bản nhưng ở đây, chúng ta chỉ phát triển một cách manh mún và thiếu đồng bộ, trong đó có vấn đề logistics (hệ thống dịch vụ vận hành dây chuyền đồng bộ) cũng như hệ thống giao thông nhưng đến hiện tại có thể nói là chưa làm được" - một lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai thừa nhận.

Theo quy hoạch từ Bộ GTVT, cảng ở Đồng Nai là hệ thống cảng tổng hợp quốc gia, là đầu mối khu vực và năng lực thông quan của các bến cảng ở Đồng Nai theo kế hoạch từ năm 2020 đạt từ 20-21 triệu tấn/năm, năm 2030 đạt từ 51-58 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, rất khó để đạt được vì hiện tổng sản lượng thông quan chỉ đạt khoảng 11 triệu tấn/năm.

Để khắc phục tình trạng trì trệ trong sự phát triển của hệ thống cảng biển, giữa tháng 9-2017, UBND tỉnh Đồng Nai đã họp với các sở, ngành và 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch về công tác rà soát lại toàn bộ hệ thống cảng. Theo đó, việc cần làm ngay là rà soát lại các quy hoạch cảng và năng lực của các chủ đầu tư chậm triển khai dự án cảng trên địa bàn. Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai yêu cầu xem lại các doanh nghiệp đầu tư cảng, nhiều doanh nghiệp trong đó không có chuyên môn và kinh nghiệm nhưng vẫn lao vào đầu tư cảng dẫn đến trong thời gian dài, các dự án không khả thi.

Chỉnh đốn tình trạng manh mún

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cũng lưu ý trong việc rà soát lại hệ thống cảng cần chú trọng quan tâm đến kết nối giao thông. Hệ thống giao thông đồng bộ là một trong những yếu tố giúp sự liên kết giữa các cảng đồng bộ và hiệu quả. Thêm vào đó, trong tương lai gần, huyện Nhơn Trạch sẽ trở thành đô thị loại 3, là điểm nối giữa TP Biên Hòa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và TP HCM nên quy hoạch hệ thống cảng phải phù hợp, đặt trong tầm nhìn quy hoạch tương lai của đô thị này.

Việc xem xét, rà soát lại hệ thống cảng cũng nhằm chỉnh đốn lại tình trạng phát triển manh mún hiện nay. Trong đó, phải nhìn nhận được thế mạnh của Đồng Nai là phát triển công nghiệp, xuất nhập khẩu, nên cần có các cảng chuyên dùng cho container, bên cạnh đó là dịch vụ logistics phải được phát triển tốt.

"Phải xem xét ngay, loại bỏ những nhà đầu tư thiếu năng lực, dự án hết thời hiệu không triển khai được thì phải loại bỏ, thay thế. Phải rà soát, điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thực tế của từng địa phương. Đồng thời phải có chiến lược, định hướng phát triển lâu dài" - ông Trần Văn Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, nhấn mạnh.

Trong các cuộc bàn thảo để rà soát lại hệ thống cảng, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết tỉnh có chủ trương ưu tiên cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư cảng xăng dầu để phục vụ sân bay Long Thành sắp xây dựng. Theo đó, trong quá trình rà soát các cảng phục vụ lưu trữ, vận chuyển xăng dầu, tỉnh sẽ làm việc với Bộ GTVT và ngành hàng không để có kế hoạch thu hút các nhà đầu tư có kinh nghiệm, chuyên cung cấp xăng phục vụ cho máy bay ở sân bay quốc tế Long Thành. 

Chi phí vận tải quá cao

Theo Bộ GTVT, công tác xã hội hóa đầu tư trong thời gian qua đã góp phần phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông đường bộ. Tuy nhiên, việc vận tải hàng hóa từ các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM ra cảng Cái Mép - Thị Vải bằng đường bộ với chi phí hiện nay là rất cao, không hấp dẫn các nhà vận tải. Do đó, khách hàng lựa chọn cảng biển TP HCM vì cự ly vận chuyển ngắn, chi phí rẻ. Điều này đã khiến các cảng lân cận không phát huy được khả năng.

Kỳ tới: Cảng biển nước sâu cũng khó

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo