xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chậm bố trí vốn, Metro số 1 bị ảnh hưởng mục tiêu hoàn thành năm 2020

Bảo Trân

(NLĐO)- Báo cáo của Chính phủ về dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên vừa gửi đến Quốc hội nêu rõ việc bố trí kế hoạch vốn ODA năm 2017 và trung hạn chưa đáp ứng theo nhu cầu, ảnh hưởng đến mục tiêu hoàn thành dự án vào năm 2020; đề nghị QH quan tâm tháo gỡ và giám sát.

Thay mặt Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có báo cáo về dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên (gọi tắt là Metro số 1) gửi đến kỳ họp Quốc hội (QH) thứ 4.

Chậm bố trí vốn, Metro số 1 bị ảnh hưởng mục tiêu hoàn thành năm 2020 - Ảnh 1.

Tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên - Ảnh: Hoàng Triều

Theo đó, dự án Metro số 1 được UBND TP HCM phê duyệt điều chỉnh dự án vào năm 2011 và đang tổ chức thực hiện đầu tư. Mục tiêu của dự án là bổ sung phương thức vận chuyển khối lượng lớn để giải quyết nhu cầu đi lại của người dân từ trung tâm thành phố đến cửa ngõ Đông - Bắc thành phố, làm cơ sở phát triển các tuyến đường sắt đô thị khác sau này. Sự hình thành của tuyến sẽ góp phần quan trọng giảm tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và cải thiện môi trường đô thị dọc tuyến.

Chính phủ cho biết thời gian thực hiện dự án từ tháng 3-2007, hoàn thành công trình đưa vào khai thác năm 2018. Tuy nhiên, do việc chậm trễ trong công tác giải tỏa và phải lập lại thiết kế kỹ thuật cho nhà ga ngầm Bến Thành tích hợp giữa các tuyến đường sắt đô thị số 1, số 2, số 3a và số 4 nên thời gian hoàn thành xây dựng, đưa vào vận hành toàn tuyến đã được điều chỉnh thời gian hoàn thành vào năm 2020.

Tuy nhiên, theo Chính phủ việc bố trí Kế hoạch vốn ODA năm 2017 và trung hạn giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 chưa đáp ứng theo nhu cầu, ảnh hưởng đến việc thanh toán cũng như khả năng các nhà thầu giảm tiến độ thi công, ảnh hưởng đến mục tiêu hoàn thành dự án vào năm 2020.

Để giải quyết khó khăn trong việc bố trí vốn ODA từ Ngân sách trung ương, năm 2017, UBND TP HCM đã tạm ứng từ ngân sách của TP để chi trả cho các nhà thầu 1.100 tỉ đồng.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng dự án, Chính phủ kiến nghị Ủy ban thường vụ QH, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của QH, Đoàn Đại biểu QH TP HCM và tỉnh Bình Dương, các vị đại biểu QH tiếp tục quan tâm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án.

Trước đó, bên hành lang kỳ họp QH thứ 4, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết dự án metro tuyến Bến Thành-Suối Tiên đang "vướng" ở một số điểm.

"Vấn đề lớn nhất là Bộ GTVT, TP HCM phải xem lại phê duyệt điều chỉnh dự án. TP đã phê duyệt rồi, nhưng ai là người có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh này"- ông Dũng nói.

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT cũng cho hay phải thống nhất được cơ chế cấp phát và vay lại, nghĩa là Chính phủ cấp bao nhiêu và TP bao nhiêu cho số vốn 30.000 đồng tỉ tăng thêm của dự án này.

Cụ thể, dự án lúc đầu có tổng vốn là 17.000 tỉ đồng, nhưng sau điều chỉnh lên đến 47.000 tỉ đồng. Trong khi đó, theo quy định, dự án vượt trên 35.000 tỉ đồng thì phải báo cáo QH.

Do đó, thống nhất được những vấn đề nêu trên thì Bộ KH-ĐT mới có thể đưa dự án vào kế hoạch giải ngân vốn trung hạn và bố trí vốn giải ngân.

"Cần phải có cơ chế riêng, đặc thù cho dự án này, chứ không theo Nghị định cấp phát cho vay lại mới của Bộ Tài chính. Trong kế hoạch trung dài hạn hiện chưa đưa dự án này vào do chưa được phê duyệt"- ông Dũng nói.

Liên quan đến câu chuyện trách nhiệm để xảy ra những vấn đề với dự án này, ông Dũng cho rằng: "TP HCM có trách nhiệm một chút. Bộ GTVT cũng có trách nhiệm. Bộ KH-ĐT có trách nhiệm đã thiếu đôn đốc các bên. Chúng tôi nhận trách nhiệm của mình. Chúng tôi đã phải rà soát lại để đưa ra hướng giải quyết cho dự án này thời gian tới và trình báo cáo lên Chính phủ".

Về việc triển khai tăng vốn cho dự án, ông Dũng cho hay "tinh thần là rất khẩn trương nhưng còn phụ thuộc vào phía các bộ, ngành liên quan".

"TP HCM và Bộ KH-ĐT có trao đổi 1-2 lần nhưng chưa bàn được cách tháo gỡ. Hiện Bộ đang chủ động đưa ra cách tháo gỡ cho dự án trọng điểm này. Tinh thần là làm nhanh hết cỡ, nhưng trước hết phải thống nhất lại cách hiểu, thống nhất quy trình: ai phê duyệt, xác định mức tăng có hợp lý hay không? Tăng 30.000 tỉ đồng không phải là số tiền nhỏ"- Bộ KH-ĐT cho hay.

Theo ông, hiện đang có việc hiểu chưa đúng quan điểm chỉ đạo trước đây của lãnh đạo cấp có thẩm quyền đối với dự án này. Cụ thể, Chính phủ ký trước đây đồng ý cho phép điều chỉnh dự án, chứ không phải phê duyệt điều chỉnh đó. Do cách hiểu chưa đúng nên TP HCM nghĩ đã được phê duyệt tăng thêm vốn rồi.

Vấn đề hiện nay, theo ông Dũng là dự án này hiện chưa đưa vào trung hạn vì chưa được phê chuẩn, nên chưa thể có cơ chế thoả thuận cấp phát bao nhiêu, vay lại bao nhiêu. Do vậy, Trung ương chưa biết bố trí vốn theo số nào, và ai là người có thẩm quyền.

Tuy nhiên, ông Dũng khẳng định vẫn còn nguồn dự phòng cho dự án, vì thế không lo thiếu nguồn giải ngân. Song, dù nguồn vốn phía Nhật đã chuyển cho Việt Nam nhưng cân đối ngân sách, kế hoạch thì phải xử lý.

"Theo tinh thần là phải giải quyết nhanh, và phải xét cả yếu tố đặc thù, để cản trở thì hiệu quả dự án càng thấp, ảnh hưởng đến đối ngoại"- ông Dũng nói thêm.

Trả lời Báo Người Lao Động về việc dự án cấp bách có nguy cơ chậm tiến độ sẽ ảnh hưởng nhiều mặt tại sao Bộ KH-ĐT không tham mưu Chính phủ trình ra QH phương án điều chỉnh vốn ngay tại kỳ họp Quốc hội thứ 4 này thay vì phải đợi tới kỳ họp QH thứ 5 (tháng 5-2018), Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói: "Do chưa chuẩn bị kịp để bổ sung vào chương trình kỳ họp".

Dự án Metro số 1 có đoạn tuyến đường sắt đi ngầm dài 2,6 km; đoạn tuyến đường sắt đi trên cao dài 17,1 km. Công trình bao gồm 11 ga trên cao, 3 ga ngầm và 1 depot.

Dự án đi qua địa bàn các quận: 1, Bình Thạnh, 2, 9 và Thủ Đức của TP HCM và huyện Dĩ An của tỉnh Bình Dương. Diện tích đền bù, giải phóng mặt bằng là 676.836 m2.

Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án đã được UBND TP HCM điều chỉnh là 236.626 triệu Yên (tương đương 47.325,2 tỉ VNĐ, tương đương 2.490,8 triệu USD). Bao gồm: vốn vay ODA của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA, trước đây là JBIC) (chiếm 88,4% TMĐT): 209.168 triệu Yên (tương đương 41.833,6 tỉ VNĐ, tương đương 2.201.768.421 USD); vốn đối ứng từ ngân sách thành phố (chiếm 11,6% TMĐT): 27.458 triệu Yên (tương đương 5.491,6 tỷ VNĐ, tương đương 289.031.579 USD).

Tổng kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật là 6.097,9 tỉ đồng do ngân sách TP thực hiện. Công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn thành từ tháng 3 năm 2015.

Tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng do nhiều nguyên nhân như: sự biến động khách quan của giá nguyên liệu, nhiên liệu và việc tăng mức lương tối thiểu từ năm 2006 đến năm 2009; do tăng khối lượng xây dựng nhằm đem lại hiệu quả đầu tư và khai thác cao hơn cho dự án; cập nhật tỷ giá Yên Nhật - Việt Nam đồng; tỷ lệ tính toán các chi phí dự phòng, rủi ro trượt giá cũng được cập nhật theo quy định mới, tính toán cho đến năm 2019.



Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo