xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần một cầu nối đủ lực

Bài và ảnh: Thanh Tuấn

Thanh Hóa cần phát huy vai trò là cầu nối giữa vùng Bắc Trung Bộ với đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Bắc và Lào, nhất là vai trò trong tứ giác phát triển Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng - Thanh Hóa

Đó là chỉ đạo của ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 39 - tại hội nghị tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị (khóa IX) "Về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010" và Kết luận số 25 ngày 2-8-2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 39 được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức ngày 6-7.

Tốc độ chưa đi đôi với chất lượng tăng trưởng

Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ là 1 trong 6 vùng kinh tế của cả nước, gồm 14 tỉnh, thành ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh đối với cả nước. Là vùng có tiềm năng lớn để phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, nhất là thế mạnh về phát triển kinh tế biển, cảng biển, logistics; chăn nuôi đại gia súc, phát triển rừng; công nghiệp khai khoáng, thủy điện, vật liệu xây dựng, trung chuyển hàng hóa, du lịch…

Cần một cầu nối đủ lực - Ảnh 1.

TP Thanh Hóa hôm nay

Thế nhưng, vẫn còn nhiều lợi thế, tiềm năng chưa khai thác triệt để để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Cụ thể, ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết sau gần 18 năm thực hiện Nghị quyết 39 và Kết luận số 25, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2004-2010 đạt 10,7%, 2011-2020 đạt 9,4% và năm 2021 đạt 8,85%, cao hơn so với mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 39 và Kết luận số 25 và thuộc nhóm số ít tỉnh, thành có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được đầu tư nâng cấp, theo hướng đồng bộ, hiện đại. Hệ thống đô thị phát triển phù hợp tình hình phát triển của các vùng miền trong tỉnh…

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Thi, việc thực hiện nhiệm vụ của tỉnh vẫn còn những hạn chế, yếu kém, đó là chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp; năng suất lao động xã hội thấp hơn so với bình quân chung cả nước; chất lượng các hoạt động văn hóa, xã hội chưa đồng đều giữa các vùng miền; khoảng cách phát triển có xu hướng gia tăng.

Tạo vị thế trong vùng kinh tế trọng điểm

Ông Nguyễn Hồng Sơn ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Tỉnh ủy Thanh Hóa trong việc thực hiện Nghị quyết 39 và Kết luận số 25 trong thời gian qua. Sau gần 18 năm thực hiện, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã bám sát các nội dung Nghị quyết 39, Kết luận số 25 và yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của Ban Chỉ đạo, chỉ ra được các nguyên nhân, tồn tại, hạn chế, từ đó rút ra bài học, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.

Thời gian tới, cần tạo sự đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, từ đó có các giải pháp phù hợp để gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển đô thị gắn với phát triển công nghiệp và xây dựng nông thôn mới; từng bước phát huy được tiềm năng, lợi thế và thu hút đa dạng các nguồn lực cho sự phát triển, lựa chọn được nhà đầu tư tốt.

Cần một cầu nối đủ lực - Ảnh 2.

Cầu vượt hồ Yên Mỹ, một công trình kỳ vĩ trên đường cao tốc Bắc - Nam qua Thanh Hóa

"Thanh Hóa cần có giải pháp cụ thể cho liên kết vùng; xác định rõ và phát huy vai trò, vị thế, tiềm năng của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm; trở thành cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Bắc và Lào, nhất là vai trò của tỉnh trong tứ giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa" - ông Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng khẳng định Nghị quyết 39 và Kết luận số 25 thực sự là bước ngoặt lớn, là hành lang pháp lý quan trọng, mở ra cơ hội và tạo động lực quan trọng cho các địa phương, trong đó có Thanh Hóa, đẩy mạnh liên kết vùng, giao thương và hợp tác phát triển. Tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chương trình, đề án, quy hoạch, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Sau gần 18 năm thực hiện, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng cho biết thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa có nhiều thời cơ, thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nhất là việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 58 về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quốc hội ban hành Nghị quyết 37 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa.

Tỉnh ủy Thanh Hóa đã xác định 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. Trong đó, Thanh Hóa sẽ tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ, TP Hà Nội và các tỉnh, thành khác trong cả nước nhằm đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thương mại, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao... Thanh Hóa cũng định hướng phát triển kinh tế nhanh, bền vững, trở thành một cực tăng trưởng mới với công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao là nền tảng; các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo