xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần có luật an ninh về kinh tế

Văn Duẩn

Có thể thấy "đường lưỡi bò" trong một số hoạt động của các doanh nghiệp có người Trung Quốc nắm giữ, được thể hiện qua nhiều công cụ để tác động đến chủ quyền quốc gia

Sáng 22-5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) khóa XIV, QH nghe Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 và sau đó thảo luận trực tuyến về nội dung này. Trên cơ sở tờ trình của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH đề nghị đưa ra khỏi Chương trình đối với 2 dự án: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); bổ sung dự án Luật Cư trú (sửa đổi).

Còn khoảng trống pháp luật dễ bị lợi dụng

Theo ĐB Lê Thanh Vân (tỉnh Cà Mau), Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH, có thể năm 2021 hoặc bắt đầu nghiên cứu, có thể giao cho Chính phủ hoặc cơ quan của QH nghiên cứu để ban hành luật an ninh về kinh tế do xuất phát từ nguy cơ đe dọa an ninh kinh tế. Thứ nhất, theo ông Lê Thanh Vân, trước tiên là nguy cơ về chủ quyền quốc gia bị xâm phạm do các hoạt động kinh tế, nhất là kinh tế đối ngoại. "Vừa qua, có thể thấy "đường lưỡi bò" trong một số hoạt động của các doanh nghiệp (DN) có người Trung Quốc nắm giữ, từ du lịch cho đến các mảng kinh doanh khác, các dự án bất động sản ven biển… được thể hiện qua nhiều công cụ để tác động đến chủ quyền quốc gia. Đó là những vấn đề đe dọa đến chủ quyền quốc gia thông qua các hoạt động kinh tế, đặc biệt là hợp tác kinh tế quốc tế" - ĐB Lê Thanh Vân lo ngại.

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) đặt vấn đề về kiểm soát hoạt động đầu tư nước ngoài liên quan an ninh, quốc phòng. "Vừa rồi, nổi lên pháp luật đang có chỗ trống khi nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng sơ hở này. Có thể mục đích chưa chắc là xâm phạm chủ quyền nhưng không loại trừ thế lực thù địch lợi dụng, tạo ra nguy cơ" - ông Nghĩa dẫn chứng về báo cáo Bộ Quốc phòng được nhân dân và cử tri quan tâm vì tình hình người nước ngoài "núp bóng" mua đất, cử tri phản ánh người nước ngoài "lập xóm, lập phố". "Dự thảo Luật Đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhưng chưa đủ, chưa đáp ứng tinh thần Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị về vấn đề an ninh, quốc phòng và kiểm soát hoạt động đầu tư nước ngoài. Vì vậy, cần có bộ luật triển khai Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị; Nghị quyết 58 của Chính phủ, coi đó như bộ lọc, để các nhà đầu tư, các địa phương, bộ ngành nghiên cứu trước, trên tinh thần bảo đảm an ninh quốc phòng, chủ quyền quốc gia, an ninh truyền thống và phi truyền thống, đầu tư trực tiếp và gián tiếp, thương mại xuất nhập khẩu, đầu tư, di dân và du lịch"- ông Nghĩa nói.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của QH, có những lo lắng về việc mua bán, sáp nhập DN lòng vòng qua các công ty bố, mẹ, vấn đề vốn góp; những vấn đề liên quan đến lĩnh vực viễn thông, hàng không và quản trị thông tin của người mua sắm, tiêu dùng… ảnh hưởng đến vấn đề quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, hiện chưa có cơ chế kiểm soát hiệu quả. "Chính phủ nên xem xét xây dựng một luật để làm thế nào bảo đảm quốc phòng, an ninh trong vấn đề hoạt động kinh tế" - ông Đức đề nghị.

Cần có luật an ninh về kinh tế - Ảnh 1.

Đại biểu Lê Thanh Vân (tỉnh Cà Mau) phát biểu tại kỳ họpẢnh: Nguyễn Ý

Không hài lòng khi Luật Đất đai chậm sửa đổi

Liên quan đến việc rút Luật Đất đai khỏi Chương trình xây dựng luật năm 2020, ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (tỉnh Kiên Giang) cho biết vấn đề đất đai, quản lý đất đai có tác động rất lớn đến tài sản của người dân.

Thực tế, phần lớn bức xúc của người dân dẫn đến khiếu kiện xuất phát từ vấn đề liên quan đến đất đai. Theo thống kê của ngành thanh tra, có khoảng gần 70% khiếu nại của công dân liên quan đến đất đai. Ở đây, ngoài năng lực yếu kém của cơ quan quản lý nhà nước, vấn đề về pháp luật chưa rõ ràng đã tác động lớn đến việc thực hiện quản lý lĩnh vực này. "Như vậy, sửa Luật Đất đai có thiết thực, cần thiết, cấp bách? Vừa rồi cử tri đã đặt ra vấn đề "tại sao QH không sửa đổi Luật Đất đai kịp thời. Vì vậy, đề nghị QH xem xét đưa dự án luật này vào Chương trình xây dựng luật trong năm 2021. Đề nghị Chính phủ có động thái tích cực hơn, trách nhiệm hơn đối với việc chuẩn bị trình" - bà Bé nói.

ĐB Nguyễn Thanh Xuân (TP Cần Thơ) đề nghị bổ sung Luật Đất đai đưa vào chương trình cho ý kiến chậm nhất năm 2021; giao Chính phủ khẩn trương chỉ đạo tổng kết, đánh giá để làm cơ sở sửa đổi toàn diện Luật Đất đai năm 2013, bởi vấn đề đất đai trong các năm qua và hiện luôn được cử tri đặc biệt quan tâm và kiến nghị QH nhiều lần xem xét, sửa đổi, hoàn thiện những vấn đề vướng mắc, phát sinh. "Nếu QH, Chính phủ chậm xem xét, sửa đổi, bổ sung, sẽ ảnh hưởng đến việc điều hành, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và việc giữ vững trật tự, an toàn xã hội trong thời gian sắp tới" - đại biểu này nói.

Dù cũng đồng ý cần phải rút Luật Đất đai ra khỏi chương trình vì sự chuẩn bị chưa bảo đảm để trình QH, song ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM) băn khoăn. "Vì sao trước đây chúng ta lại bấm nút thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó có việc sửa đổi Luật Đất đai. Sự cần thiết của nó như thế nào? Phải chăng trước đây, QH đưa việc sửa đổi Luật Đất đai vào trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh là không cần thiết và thiếu chính xác?" - nữ ĐB TP HCM bày tỏ.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thay mặt Chính phủ báo cáo giải trình thêm một số vấn đề liên quan đến những ý kiến đại biểu QH đã nêu. Ông Lê Thành Long cho rằng Luật Đất đai là một luật hết sức khó và trên thực tế, Chính phủ cũng đã "nâng lên đặt xuống ít nhất 2 lần", sau đó đề xuất sẽ có một nghị quyết của UBTVQH để xử lý một số vấn đề vướng mắc, bức xúc.

"Chúng tôi tiếp thu các ý kiến bức xúc và phê bình của các ĐB. Tôi thấy nguyên nhân chủ quan là chủ yếu các cơ quan chủ trì tham mưu cho Chính phủ cũng chưa đầu tư hết công sức, cũng có thể có phần khó, vướng mắc như vậy. Chúng tôi tiếp tục bàn với Bộ Tài nguyên và Môi trường để làm việc này" - Bộ trưởng Bộ Tư pháp nói.

Hôm nay, 23-5, QH sẽ nghe Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Cư trú (sửa đổi); thảo luận trực tuyến về dự thảo nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác; thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng. 

QH sẽ không giám sát chuyên đề

Sáng 22-5, Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc đã trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của QH năm 2021. Theo đó, dự kiến chương trình hoạt động giám sát của QH trong năm 2021 sẽ không tiến hành giám sát chuyên đề. "Đây là năm các cơ quan, địa phương phải dành nhiều thời gian cho công tác kiện toàn tổ chức, nhân sự bên cạnh việc bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của mình, do vậy sẽ không có đủ thời gian để triển khai giám sát toàn diện, có chiều sâu, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giám sát" - ông Nguyễn Hạnh Phúc lý giải.

Chủ tịch tỉnh làm hiệu trưởng là chưa có tiền lệ

Bên lề kỳ họp QH, liên quan đến việc Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng được công nhận làm Hiệu trưởng Trường ĐH Hạ Long, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết Chủ tịch UBND tỉnh cũng là cán bộ, được dân bầu để thực hiện nhiệm vụ của cán bộ. Chủ tịch UBND tỉnh kiêm nhiệm chức danh gì đó trong đơn vị sự nghiệp nào đó thì luật pháp chưa thấy quy định. "Chủ tịch UBND tỉnh có thể tham gia hội đồng trường, còn làm hiệu trưởng thì chưa có tiền lệ" - Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo