xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cấm tư duy nhiệm kỳ, ngăn "lợi ích nhóm"

VĂN DUẨN (thực hiện)

Ông Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, nhấn mạnh việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng trước hết là phải xây dựng về tổ chức, nhân sự.

. Phóng viên: Trong Quy định số 37-QĐ/TW (Quy định 37) vừa được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành về những điều đảng viên không được làm, có nội dung đảng viên không được nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định. Quan điểm của ông thế nào về điều này?

Cấm tư duy nhiệm kỳ, ngăn lợi ích nhóm - Ảnh 1.

Ông LÊ THANH VÂN

- Ông LÊ THANH VÂN: Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đảng viên phải là người gương mẫu, đi đầu trong thực hiện đường lối chính sách, mà đường lối chính sách của Đảng là nguồn gốc của pháp luật.

Pháp luật nghiêm cấm những người có bổn phận (được hiểu là cán bộ, đảng viên) mua bán tài sản ra nước ngoài, chuyển tiền ra nước ngoài trái quy định. Đây là đối tượng thuộc phạm vi phải hạn chế một số quyền, trong đó có giao dịch tài sản, vì đó là cách chuyển tiền ra nước ngoài (chưa nói tới tình trạng buôn gian bán lận) làm cho nguồn lực của đất nước suy kiệt.

Đây là thái độ dứt khoát "nói không" của Đảng được cụ thể hóa bằng các quy định pháp luật, ngăn chặn từ gốc rễ, từ thái độ cư xử của đảng viên đối với các nghị quyết của Đảng, từ đó đảng viên có ý thức pháp luật cao hơn, tôn trọng các quy định của pháp luật.

. Quy định 37 cấm đảng viên không được đe dọa, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo; cấm lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, có ý nghĩa như thế nào?

- Đây là quy định rất cần thiết, thậm chí phải coi là quy định điển hình cần làm mạnh trong thời điểm hiện nay, khi chúng ta đang đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Lần này không những xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà còn xây dựng, chỉnh đốn cả nhà nước nữa. Nhà nước do Đảng lãnh đạo. Nếu Đảng mạnh mà Nhà nước yếu thì hệ thống chính trị sẽ suy yếu. Cho nên, chỉnh đốn Đảng thì phải chỉnh đốn cả Nhà nước. Vì vậy, việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng trước hết là phải xây dựng về tổ chức, nhân sự. Suy cho cùng, tổ chức mạnh là do chất lượng nhân sự mạnh. Bác Hồ có câu nói rất nổi tiếng: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém".

Chúng ta phải thừa nhận nghiêm túc chất lượng cán bộ có chỗ, có nơi đang sa sút đáng báo động. Cho nên phải chỉnh đốn bằng nhiều cách, trong đó trọng tâm là bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Bởi lẽ, tình trạng suy thoái chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa không chỉ diễn biến ở cá nhân nữa mà còn có dấu hiệu lan ra tập thể. Vì vậy, người có năng lực trình độ, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm có nguy cơ trở thành thiểu số, mà trở thành thiểu số thì dễ bị bè phái đông hơn gồm những kẻ thoái hóa biến chất trù dập, loại bỏ ra khỏi bộ máy.

Cấm tư duy nhiệm kỳ, ngăn lợi ích nhóm - Ảnh 2.

Lãnh đạo Quận ủy quận Gò Vấp (TP HCM) trao chứng nhận khen thưởng gương sáng đảng viên năm 2021. Ảnh: TTXVN

Tuy nhiên, việc bảo vệ những người dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm cần phải tránh 2 khuynh hướng:

Khuynh hướng thứ nhất là hiểu sai mục đích, nội dung và kết quả của chủ trương này. Cần nhận thức đúng đắn, thậm chí các cơ quan nhà nước phải cụ thể hóa và các cơ quan Đảng như tổ chức, kiểm tra cũng phải hướng dẫn chi tiết điều này. Có 3 nội dung cần cụ thể hóa chủ trương này.

Thứ nhất, mục tiêu, mục đích của việc dám nghĩ, dám chịu trách nhiệm phải là lợi ích tối thượng của Đảng, đất nước và nhân dân. Thứ hai, nội dung trước hết phải phù hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân và không chống lại cương lĩnh chính trị của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. Thứ ba, phải mang lại kết quả thực sự, hiện hữu chứ không phải ảo tưởng. Ví dụ, xây dựng một đề án với mục đích rất tốt đẹp, không trái đường lối chủ trương của Đảng nhưng kết quả mơ hồ, hoang đường rồi đem ra để ca tụng nhau thì cần tránh.

Khuynh hướng thứ hai cần tránh là lợi dụng tinh thần bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm. Dám nghĩ dám làm phải hiểu cho ngay tình, đúng đắn; tránh việc lạm dụng hoặc ngụy biện, tư biện cho việc làm sai pháp luật bằng việc vin vào cái cớ dám nghĩ dám làm.

Vấn đề đặt ra ở đây là các cơ quan Đảng liên quan như tổ chức, kiểm tra, tuyên giáo cần thể hiện rõ tinh thần của Kết luận 14-KL/TW cũng như Quy định 37 của trung ương trên 3 phương diện: Mục tiêu, mục đích của hành động; nội dung hành động và kết quả của hành động. Bác Hồ từng nói: "Cái gì có lợi cho dân phải hết sức làm, cái gì có hại có dân phải hết sức tránh".

. Trung ương cũng cấm đảng viên không được "tư duy nhiệm kỳ", đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức. Tuy nhiên, điều này rất khó định lượng. Vậy làm sao để thực thi hiệu quả?

- Vấn đề tư duy nhiệm kỳ có phạm vi bàn luận rất rộng. Có thể thấy tính ổn định của chính sách tùy thuộc vào trí tuệ của lực lượng làm ra chính sách.

Lực lượng đó được gọi là tinh hoa ở từng cấp, khi xây dựng đường lối, hoạch định chính sách cho cả nhiệm kỳ thì phải có tầm nhìn xa, rộng và thích hợp với từng giai đoạn. Nói cách khác, tư duy chiến lược là một tầm nhìn xa, nhưng chiến lược đó phải có kế hoạch từng giai đoạn, trong mỗi kế hoạch cần có lộ trình thực hiện; ưu tiên từ thấp đến cao, từ gần đến xa thì chính sách mới ổn định.

Thế nhưng, chất lượng trí tuệ của một số cán bộ hoạch định chính sách của chúng ta rất đáng bàn. Vì không đáp ứng được yêu cầu nên thay đổi kế hoạch liên tục, thậm chí có kế hoạch chưa tồn tại được 1 năm thì phải thay đổi.

Bác Hồ nói "Đảng ta là đạo đức, là văn minh". Văn minh có nghĩa là phải có trí tuệ, hiểu được thời thế, còn đạo đức là phẩm chất. Điều đó đặt vấn đề tư duy nhiệm kỳ cho thấy chất lượng cán bộ không có tầm nhìn tư duy, năng lực để hoạch định chính sách nên mới có tư duy nhiệm kỳ. Đây là hiểu theo nghĩa vô tư.

Còn hiểu một cách "không vô tư", đó là "lợi ích nhóm" - mặc dù họ biết việc đó, có tầm nhìn xa, có lợi ích cho dân, cho nước nhưng họ không làm. Chính sách ổn định rồi nhưng muốn sửa lại, cục bộ, ngắn hạn để phục vụ lợi ích của họ, dễ bề thao túng, trục lợi. Thậm chí, tinh vi hơn là họ mượn bàn tay tập thể để hợp thức hóa bằng biểu quyết của tập thể để có quyền hạn theo luật định. Đây là điều rất nguy hiểm.

Vì vậy, đặt vấn đề chống tư duy nhiệm kỳ chính là nhằm vào cả hai nhóm. Nhóm thứ nhất là không đủ năng lực hoạch định chính sách, cho nên thay đổi liên tục theo nhiệm kỳ. Nhóm thứ 2, nguy hiểm hơn, là xây dựng chính sách theo nhiệm kỳ để bảo vệ "lợi ích nhóm", bởi trong khoảng thời gian nhiệm kỳ ấy, người ta mới vẫy vùng, trục lợi được. Cái này phải chống và rất đúng đắn. 

Đất nước cần những người thực sự trí tuệ

Nói về điều 9 của Quy định 37 - cấm sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận giả, không hợp pháp - ông Lê Thanh Vân nhấn mạnh đây là vấn đề không mới nhưng được đưa vào quy định để thể hiện tính nghiêm trọng của nó. Đây là vi phạm phổ biến, cần đưa vào điều cấm nhằm đủ công cụ, quy định vững chắc để xử lý cho có căn cứ. Bằng cấp giả là thể hiện sự dối Đảng, lừa dân của cán bộ, phản ánh sai bản chất thực của trình độ học vấn. Quan trọng hơn, việc giả về mặt kiến thức mới là quan trọng, có người bằng thật nhưng kiến thức giả.

Người dân bây giờ dị ứng vô cùng với chất lượng một bộ phận cán bộ các cấp "ăn không đọi, nói không nên lời", hành xử kiểu lộng hành quyền lực. Như thế là không được. Lúc này đất nước đang cần những người thực sự có trí tuệ.

Như một mệnh lệnh mới

Với Quy định 37 về những điều đảng viên không được làm, cho thấy Đảng ta đã tiếp tục tăng cường hoạt động lãnh đạo xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nêu cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên của Đảng và hệ thống chính trị cả nước; bảo đảm cho việc xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch vững mạnh, bộ máy chính quyền các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh toàn diện.

Có thể xem đây là một mệnh lệnh mới của Đảng mà mỗi cán bộ, đảng viên dù bất cứ ở cương vị nào cũng phải nghiêm chỉnh tự giác chấp hành. Muốn thế, mỗi đảng viên phải tự giác thực hiện, thực sự là người gương mẫu đi đầu làm trước trong mọi phong trào cách mạng ở cơ sở, theo tinh thần "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau".

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy chúng ta: Khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa. Đó cũng là biểu hiện của đạo đức cách mạng.

Mai Lịch (Cựu chiến binh TP Đà Nẵng)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo