xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Các tập đoàn, tổng công ty bàn chuyện vượt khó

Bài và ảnh: Minh Chiến

Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng các doanh nghiệp cần chủ động có giải pháp ứng phó lâu dài, tập trung xử lý công việc

Ngành hàng không, vận tải biển, đường sắt, xăng dầu… đang đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19 khi lượng khách giảm, doanh thu giảm. Đây là thực trạng được đại diện 19 tập đoàn, tổng công ty nêu ra tại cuộc họp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN), ngày 28-2, để đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngành vận tải "đìu hiu"

Là ngành chịu ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19, ông Dương Trí Thành, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), đánh giá tình hình rất khó khăn và chưa từng có trong lịch sử ngành hàng không. Việc Trung Quốc đóng cửa, 2 quốc gia khác là Nhật Bản và Hàn Quốc cũng bùng phát dịch khiến tình hình càng khó khăn hơn.

Cũng trong lĩnh vực giao thông vận tải, ngành đường sắt sụt giảm 35% lượng hành khách và hàng hóa. Trong bối cảnh đường sắt đang đối mặt nguy cơ dừng tàu, thiếu tiền trả lương cho công nhân, thì dịch Covid-19 càng khiến ngành chật vật hơn. Theo đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, thu nhập của người lao động trong ngành vốn đã thấp, hiện phải triển khai thêm cả biện pháp nghỉ luân phiên để phù hợp với tình hình hiện tại.

Để tạm thời vượt qua giai đoạn này, ngành đường sắt đang tập trung khai thác vận chuyển hàng hóa, đồng thời điều chỉnh lại một số tuyến chạy tàu, hạn chế chuyến dài, tập trung chuyến ngắn để bù đắp duy trì chuyến Bắc - Nam.

Tại cuộc họp, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đơn vị cũng giảm doanh thu rõ rệt do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo tính toán của DN này, doanh thu và lưu lượng ước giảm 14% so cùng kỳ năm 2019, khiến doanh thu dự kiến giảm 600 tỉ đồng so với kế hoạch.

VEC cho biết mức sụt giảm trên được xác định trong hai tuần đầu của tháng 2-2020. Trong đó, cao tốc Nội Bài - Lào Cai giảm 28%, Cầu Giẽ - Ninh Bình giảm 14,3% và tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây giảm 5,8%. Theo VEC, nhu cầu đi lại của người dân giảm cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN chững lại do ảnh hưởng của Covid-19. Nhiều lễ hội lớn đầu năm trên cả nước phải dừng lại, cộng với tâm lý lo ngại của người dân khi đi du lịch nên lượng phương tiện lưu thông qua 4 tuyến cao tốc của VEC ít hơn hẳn so cùng kỳ năm 2019.

Các tập đoàn, tổng công ty bàn chuyện vượt khó - Ảnh 1.

Đường cao tốc giảm lưu lượng khiến doanh thu của VEC sụt giảm

Tiết kiệm chi phí, hoãn đầu tư

Về phía Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng Giám đốc Phạm Đức Thắng cho biết lượng tiêu thụ xăng dầu giảm mạnh, do đó tình hình kinh doanh không khả quan nếu dịch còn diễn biến phức tạp.

Lo ngại cho ngành dầu khí, ông Lê Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), cho biết các biến động về giá do dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Theo ông Hùng, ngành dầu khí khai thác 230.000-280.000 thùng/ngày, nếu cứ giảm 1 USD/thùng thì con số thiệt hại là rất lớn. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới khiến giao dịch về dầu mỏ chững lại, lượng tồn kho rất lớn.

Tương tự, ngành than - khoáng sản đang phải tháo gỡ các khó khăn do lao động Trung Quốc chưa thể sang làm việc. Hơn nữa, dịch bệnh khiến hoạt động xuất nhập khẩu than với phía Trung Quốc gặp khó khăn.

Nhận định dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chưa thể lường hết sự chuyển biến dù Việt Nam đã kiểm soát được, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN, cho rằng các DN cần chủ động có giải pháp ứng phó lâu dài. Theo đó, các tập đoàn, tổng công ty thực hiện các giải pháp điều hành sản xuất, kinh doanh đã đề ra trong thời gian dịch bệnh nhằm duy trì sự ổn định.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, trước mắt các DN cần có các giải pháp linh hoạt về nguyên liệu sản xuất, tiết kiệm chi phí, giãn hoặc hoãn các khoản đầu tư mua sắm chưa cấp bách, hạn chế tối đa việc hội họp, đi công tác trong và ngoài nước để tập trung xử lý công việc. Ông cũng lưu ý các DN cần quan tâm đến người lao động để khi qua giai đoạn dịch sẽ quay trở lại hoạt động bình thường, không bị động. 

Vận tải biển nguy cơ dừng tàu

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Anh Sơn, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), cho biết dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2020, sản lượng khối cảng biển toàn đơn vị giảm gần 19 triệu tấn, doanh thu ước giảm 992 tỉ đồng. Ông Sơn lo ngại nếu dịch bệnh kéo dài hết quý I sang đến giữa quý II thì hầu hết đội tàu của Vinalines sẽ phải dừng hoạt động, dẫn tới không có dòng tiền trả nợ và chi phí duy trì đội tàu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo