xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cả nước chung tay vì người nghèo

Văn Duẩn

(NLĐO)- Sau 18 năm từ khi phát động, đến nay, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã ủng hộ hơn 50.000 tỉ đồng để hỗ trợ, chăm lo cho hàng triệu lượt người nghèo.

Cả nước chung tay vì người nghèo - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn tiếp nhận ủng hộ người nghèo từ các cơ quan, tổ chức trong nước - Ảnh: Thành Chung

Đã ủng hộ hơn 50.000 tỉ đồng để hỗ trợ, chăm lo cho người nghèo

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững và hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, ngày 17-10, tại Cung Văn hóa hữu nghị Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp "Cả nước chung tay vì người nghèo" năm 2018.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn khẳng định với trách nhiệm, tình cảm và truyền thống, đạo lý “Thương người như thể thương thân” của dân tộc ta, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, các cấp, các ngành luôn quan tâm, chăm lo đối với người nghèo, người gặp khó khăn trong cuộc sống. 18 năm qua, ngày 17 tháng 10 được lấy là “Ngày vì người nghèo” và tháng cao điểm vì người nghèo được MTTQ Việt Nam tổ chức hằng năm.

"Sau 18 năm từ khi phát động đến hết ngày 31-8-2018, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã ủng hộ hơn 50.000 tỉ đồng, trong đó: Ủng hộ qua Quỹ "Vì người nghèo" trung ương và quỹ 3 cấp ở địa phương gần 14.000 tỉ đồng; Ủng hộ trực tiếp chương trình an sinh xã hội ở các địa phương được hơn: 36.000 tỉ đồng"- ông Mẫn nói.

Cả nước chung tay vì người nghèo - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung trao Kỷ niệm chương Doanh nghiệp, doanh nhân, tổ chức, cá nhân đã có những đóng góp giúp đỡ người nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Riêng từ tháng 10-2017 đến hết tháng 10-2018, các doanh nhiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã ủng hộ người nghèo qua Quỹ "Vì người nghèo" và Chương trình an sinh xã hội 2.945 tỉ đồng. Ủng hộ qua Quỹ "Vì người nghèo" các cấp: 920 tỉ đồng. Từ những nguồn lực trên, cùng với ngân sách nhà nước đã kịp thời hỗ trợ người nghèo, cụ thể: Xây dựng mới, sửa chữa được hơn 28.000 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn; hỗ trợ hàng chục triệu lượt hộ nghèo về vốn, tư liệu sản xuất; hỗ trợ hàng ngàn công trình dân sinh (trường học, trạm xá, cầu dân sinh, đường giao thông nông thôn...); hàng triệu người nghèo được giúp đỡ nhân dịp Tết Nguyên đán, giúp đỡ cho con đi học, chữa bệnh khi ốm đau nằm viện dài ngày, cứu đói khi cần thiết.

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Phát biểu tại Chương trình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định: “Xóa đói, giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Ngay từ khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ giải quyết nạn đói là ưu tiên hàng đầu trong 6 nhiệm vụ Chính phủ phải giải quyết. Từ đó đến nay, giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước ta xác định vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu để phát triển bền vững và đã trở thành một chủ trương lớn, một chương trình của quốc gia, giàu tính nhân văn, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều đã giảm nhanh, xuống còn 6,7%, tỷ lệ tái nghèo thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Kết quả này đã góp phần quan trọng vào sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước”.

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trong thành tựu chung đó, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, việc ban hành chính sách, pháp luật và hoạt động giám sát của Quốc hội, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, các cấp ủy, chính quyền địa phương là sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các quốc gia, tổ chức quốc tế đã đồng hành trong việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở các địa bàn khó khăn; đồng thời hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tích cực tham gia các chương trình nhân ái, như: "Cặp lá yêu thương", "Lục lạc vàng"…; ủng hộ người nghèo thông qua Quỹ "Vì người nghèo".

Đây là những nghĩa cử cao đẹp làm lay động lòng người, góp phần cải thiện đời sống cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, cả nước vẫn còn 2,9 triệu hộ nghèo, cận nghèo, đặc biệt là một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao. Vì vậy, nhiệm vụ giảm nghèo bền vững ngày càng khó khăn hơn, đòi hỏi phải có cách làm chủ động, sáng tạo và huy động được nhiều nguồn lực hơn nữa.

Cũng tại đây, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ra lời kêu gọi: "Các cấp, các ngành, đồng bào, chiến sĩ cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài, các tập đoàn, các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà hảo tâm, các tổ chức quốc tế ở Việt Nam hãy tiếp tục ủng hộ giúp đỡ người nghèo với tinh thần "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau". Đồng thời bày tỏ mong muốn hộ nghèo, hộ cận nghèo, người nghèo bằng nỗ lực của bản thân, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cộng đồng, hãy quyết tâm vươn lên thoát nghèo bền vững.

Việt Nam là điểm sáng về công tác giảm nghèo

Trước đó, thay mặt Chính phủ báo cáo về tình hình hai năm (2017- 2018) thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH 13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Việt Nam vẫn đang là điểm sáng về công tác giảm nghèo, những kết quả đạt được là rất đáng khích lệ. Vấn đề là, làm sao để giảm nghèo một cách bền vững.

Cả nước chung tay vì người nghèo - Ảnh 3.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trình bày báo cáo trước Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Theo ông Dung, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020 đã được sự chỉ đạo sâu sát của Đảng, nhà nước, giám sát chặt chẽ của Quốc hội, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, công tác giảm nghèo có nhiều tiến bộ, chênh lệch giàu nghèo giảm, nhiều chỉ tiêu, nội dung Nghị quyết đạt và vượt.

Cụ thể: Giai đoạn 2015- 2017, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm 1,59%, vượt so với mục tiêu đề ra là từ 1-1,5 %/ năm. Đã có 8/64 huyện thoát nghèo theo Nghị quyết 30 a, 14 huyện hưởng cơ chế theo Nghị quyết 30a thoát khỏi tình trạng khó khăn, có 19/291 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo ra khỏi chương trình, 21/ 2139 xã 135 hoàn thành tiêu chí nông thôn mới.

Về 8 nhiệm vụ chủ yếu của chương trình mục tiêu về giảm nghèo bền vững, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Giai đoạn 2015-2017 đã đạt và vượt chỉ tiêu của Nghị quyết đề ra. Được ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Kinh phí thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội được Chính phủ giao ổn định. Đã huy động được nguồn lực lớn từ hỗ trợ của cộng đồng. Qua đó, bộ mặt nông thôn, nhất là nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có sự thay đổi rõ rệt.

Xử nghiêm vi phạm trong quá trình thực hiện các chính sách an sinh xã hội

Tại kỳ họp thứ 6, QH khóa 14, trả lời đại biểu Tô Thị Bích Châu (đoàn TP HCM) chất vấn về các giải pháp tạo đột phá cho lao động nông thôn, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết tại phiên chất vấn kỳ họp Quốc hội trước đã báo cáo vấn đề này.

dao_ngoc_dung_-_bo_truong_bo_ldtbxh

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội - Ảnh: Mạnh Dũng

Theo đó, ông Dung khẳng định: "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thời gian tới sẽ gắn với 2 trục xoay: Tái cơ cấu nông nghiệp và sản xuất công nghệ cao; triển khai đồng bộ 6 giải pháp mà Chính phủ đề ra".

Trong đó, chú trọng vấn đề tăng cường liên kết đào tạo nghề với doanh nghiệp, huy động doanh nghiệp tham gia vào tất cả các khâu, từ dự báo, xác định nhu cầu đào tạo, quy mô, cơ cấu, chuyển mạnh sang đào tạo - đầu ra; sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ, đào tạo gắn sử dụng hiệu quả, gắn kết với thị trường… làm sao bảo đảm thị trường tiêu thụ bền vững.

"Việc đào tạo dạy nghề cũng được thực hiện bài bản hơn, từng bước hình thành thị trường lao động. Không chỉ là kỹ năng nghề nghiệp mà còn có tiêu chuẩn và kiến thức thị trường, tác phong hội nhập"- Bộ trưởng nói.

Trả lời đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) về giải pháp bảo đảm hạn chế trục lợi các chính sách an sinh xã hội cho người nghèo, người đứng đầu ngành LĐ-TB-XH khẳng định thời gian tới tập trung 3 vấn đề lớn:

"Thứ nhất, tập trung xây dựng các thể chế chính sách. Đặc biệt quan tâm tích hợp các chính sách, bảo đảm làm sao các chính sách được thực thi một cách đồng bộ, rõ ràng, và khả thi.

Thứ 2, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách. Công khai, minh bạch các chính sách trong nhân dân, để nhân dân theo dõi, giám sát cũng như tổ chức thực hiện.

Thứ 3, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát. Đặc biệt, sẽ xử lý nghiêm tất cả các vi phạm trong quá trình thực hiện các chính sách an sinh xã hội"- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo