xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bước chuyển mới cho ĐBSCL

TS TRẦN HỮU HIỆP

Cần làm gì và làm như thế nào để tổ chức thực hiện hiệu quả nhất các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, theo Nghị quyết 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nam Bộ?

Thực tiễn đời sống sinh động cùng tư tưởng chỉ đạo, tầm nhìn chiến lược phát triển vùng Tây Nam Bộ đã được chuyển tải vào Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 2-4-2022 của Bộ Chính trị (gọi tắt là Nghị quyết 13); cần được triển khai, quán triệt đến tận cơ sở để sớm đưa vào cuộc sống.

Thách thức và thời cơ

Tài nguyên đất và nước được ví như đôi chân kiến tạo và phát triển ĐBSCL. Đôi chân đó đang đứng trước thách thức ở nhiều cấp độ, chịu những tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu, nước biển dâng; hội nhập, cạnh tranh quốc tế...

Thách thức còn bị nhân lên từ hoạt động kinh tế với cường độ cao ở nội vùng gây nhiều hệ lụy, như ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, trong khi quản lý nhà nước "thiếu phối hợp, thừa chồng chéo". Các thách thức đó không riêng lẻ mà đang tác động tích lũy, liên hoàn, đòi hỏi sự nhận diện có hệ thống, có chiến lược ứng phó dài hạn, sự tiếp cận đa ngành và phối hợp giải quyết liên ngành.

Song, vùng ĐBSCL cũng đang đứng trước cơ hội chuyển đổi sang mô hình phát triển mới theo hướng gia tăng giá trị, phát huy hiệu quả các nguồn lực về con người, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Nghị quyết 13 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành trước bối cảnh và yêu cầu đó.

Những vấn đề lớn cần được triển khai, quán triệt, chỉ đạo hành động, tạo chuyển biến. Trước tiên, vì sao trong lúc này Bộ Chính trị ban hành nghị quyết phát triển vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045? Những ý tưởng mới, tinh thần mới, nội dung mới của nghị quyết là gì? Cần làm gì và làm như thế nào để tổ chức thực hiện hiệu quả nhất các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu?

Bước chuyển mới cho ĐBSCL - Ảnh 1.

Cần ưu tiên phát triển nguồn nhân lực theo hướng phục vụ phát triển các ngành lợi thế của vùng ĐBSCLẢnh: NGỌC TRINH

5 nhóm giải pháp

Vấn đề cốt lõi của ĐBSCL vẫn là định vị lại vùng này, bố trí không gian và huy động các nguồn lực phát triển. "Trục xương sống" của vùng vẫn là cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi và chất lượng nguồn nhân lực. Ba khâu then chốt này vẫn cần được coi là chiến lược quan trọng nhất của quy hoạch vùng.

Chúng ta đang ở thời điểm tái cấu trúc, định hình lại cách thức phát triển, tính toán nguồn lực quốc gia để huy động, chuẩn bị các kịch bản phát triển sau đại dịch Covid-19. Cùng với định hướng huy động, bố trí nguồn lực, cần xác định rõ đâu là nhiệm vụ trọng tâm, địa chỉ chịu trách nhiệm từng đầu việc, thời hạn hoàn thành nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả. Theo đó, cần ưu tiên tập trung 5 nhóm giải pháp sau:

Một là, các giải pháp về cơ chế, chính sách bảo đảm liên kết vùng. Bảo đảm các điều kiện để thực hiện có hiệu quả quy hoạch vùng; xây dựng cơ chế, chính sách cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng của vùng. Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm đối với các nhóm sản phẩm chủ lực của vùng. Tiếp tục hoàn thiện thể chế điều phối vùng, tăng cường vai trò của các địa phương trong hội đồng điều phối vùng.

Hai là, tổ chức huy động nguồn lực đầu tư phát triển, ưu tiên bố trí vốn đầu tư công, thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách, nhất là vốn trong khối tư nhân. Những việc, lĩnh vực mà tư nhân có thể thực hiện cần được tạo điều kiện. Thúc đẩy hình thành các quỹ đầu tư, các cơ chế huy động vốn khuyến khích cho vay, tăng cường năng lực cho các thành phần kinh tế. Xây dựng cơ chế tài chính riêng cho vùng thông qua nguồn lực, xây dựng chương trình trọng điểm quốc gia cho vùng ĐBSCL để triển khai thực hiện trong nhiệm kỳ tới theo hướng nghiên cứu xây dựng cơ chế ưu tiên phân bổ nguồn lực từ ngân sách nhà nước.

Ba là, đầu tư và phát triển hạ tầng theo quy hoạch và tổ chức không gian lãnh thổ, giải quyết các "điểm nghẽn" phát triển trong lĩnh vực giao thông vận tải, thích ứng biến đổi khí hậu phù hợp với quy hoạch vùng được phê duyệt.

Bốn là, nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực và khoa học, công nghệ. Theo đó, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực theo hướng phục vụ phát triển các ngành lợi thế của vùng và tăng cường đào tạo, thu hút số lao động trẻ có trình độ chuyên môn, tay nghề, trên cơ sở gắn kết hoạt động của các trung tâm đầu mối với hệ thống các viện nghiên cứu và trường đại học trong vùng cũng như ngoài vùng, cả các tổ chức quốc tế và các quỹ có quan tâm, ưu tiên đầu tư cho vùng.

Năm là, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh địa bàn Tây Nam Bộ, giữ vững "tuyến biên giới mềm" đoàn kết, hợp tác, cùng phát triển, gắn kết với các mục tiêu phát triển con người, kinh tế - xã hội và môi trường. 

Kết nối liên vùng, đa lĩnh vực

Lãnh đạo Tỉnh ủy Trà Vinh cho rằng đối với Nghị quyết 13, địa phương đã xác định những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm. Trước hết, tỉnh đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm; phát triển các HTX nông nghiệp, đặc biệt là phát huy vai trò của HTX trong việc kết nối giữa nông dân với các cơ sở nhà máy chế biến.

Lãnh đạo tỉnh quan tâm xây dựng Trà Vinh thành một trong những trung tâm năng lượng sạch, logistics, bảo đảm khu kinh tế có mạng lưới hạ tầng đồng bộ, kết nối liên vùng, đa lĩnh vực, có năng lực tập trung, điều phối hàng hóa.

C.Linh

GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ:

Cần quy hoạch lại để phát triển bền vững

Chúng ta đã nhiều lần đề xuất quy hoạch lại vùng nuôi và trồng để phát triển kinh tế vùng ĐBSCL theo hướng bền vững. Tuy nhiên, đến nay, việc quy hoạch này ở mỗi tỉnh mỗi khác, thậm chí mỗi huyện cũng có cách làm riêng. Nếu chỉ riêng An Giang thì cần xác định lại vùng chuyên trồng lúa bảo đảm an ninh lương thực, vùng trồng lúa xuất khẩu, vùng chăn nuôi thủy sản và vùng phát triển vườn cây... Hơn nữa, việc sản xuất phải gắn liền với tiêu thụ để người dân không "được mùa mất giá" và ngược lại.

Ngoài ra, vai trò của tổng công ty lương thực và hiệp hội ngành nghề cũng phải được nâng tầm. Tổng công ty và hiệp hội phải nắm được nơi nào cần sản phẩm gì để định hướng sản xuất và bán đến đó. Ngoài việc thực hiện theo quy chế nghiêm ngặt thì sự công tâm từ những tổ chức này cũng phải được giám sát, cải tiến.

Chúng ta phải có chính sách cụ thể để người dân không sản xuất manh mún, phải cho nông dân thấy được hiệu quả của sản xuất lớn, có sự hợp tác để ổn định sản xuất và tạo lợi thế cho đầu ra. Tất cả đều phải có sự quản lý của nhà nước. Bước đầu cần thực hiện quyết liệt theo định hướng đúng đắn và đó là cơ sở để chúng ta mở rộng, phát triển lâu dài.

Tôi có niềm tin rằng việc triển khai thực hiện nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL của Bộ Chính trị sẽ tạo động lực, đòn bẩy cho vùng nói chung và tỉnh An Giang nói riêng có bước phát triển đột phá.

Ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu:

Giải pháp phát triển năng lượng sạch

Nghị quyết 13 có ý nghĩa quan trong với tình hình phát triển hiện tại của tỉnh Bạc Liêu nói riêng và ĐBSCL nói chung. Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km, vùng đặc quyền kinh tế biển rộng trên 20.000 km2 và ngư trường rộng trên 40.000 km2; vùng ven biển có gió mạnh và khá ổn định, có nắng hầu như quanh năm, điều kiện khí hậu tốt, địa hình bằng phẳng, rất ít bị ảnh hưởng bởi bão, động đất, sóng thần. Đây là những tiềm năng, lợi thế sẵn có để tỉnh tận dụng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.

Với khát vọng vươn lên trở thành một trong những trung tâm năng lượng sạch của quốc gia, thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo lập quy hoạch phát triển điện gió Bạc Liêu giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030 và được Bộ Công Thương phê duyệt, qua đó đánh giá cụ thể tiềm năng điện gió của tỉnh, để các nhà đầu tư yên tâm, mạnh dạn đầu tư. Bạc Liêu cũng đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả làm cho môi trường đầu tư của tỉnh ngày càng hoàn thiện, thông thoáng và minh bạch. Bạc Liêu được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá là địa bàn có nhiều tiềm năng và cơ hội đầu tư; chính sách và thủ tục hành chính có nhiều cải cách, là một trong những "điểm sáng" về thu hút, mời gọi đầu tư trong khu vực ĐBSCL và cả nước.

K.Đồng - D.Nhân ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo