xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ Tài chính lên tiếng về thông tin công an giữ lại 70% tiền xử phạt vi phạm giao thông

Minh Chiến

(NLĐO)- Trước thông tin cho rằng lực lượng công an giữ lại 70% số tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Bộ Tài chính cho rằng quy định này đã hết hiệu lực từ năm 2013, hiện toàn bộ số tiền đều nộp vào ngân sách nhà nước.

Ngày 7-1, Bộ Tài chính đã lên tiếng trước thông tin cho rằng lực lượng công an được giữ lại 70% tiền nộp phạt vi phạm hành chính theo Thông tư số 89/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa.

Bộ Tài chính lên tiếng về thông tin công an giữ lại 70% tiền xử phạt vi phạm giao thông - Ảnh 1.

Lực lượng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa kiểm tra nồng độ cồn lái xe container trên Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa - Ảnh: Tuấn Minh

Bộ Tài chính cho biết để khắc phục tình trạng tai nạn giao thông có chiều hướng tăng cao, kịp thời hỗ trợ các lực lượng tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhất là mua sắm trang bị, phương tiện phục vụ công việc, ngày 25-7-2007, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 89 quy định tiền phạt vi phạm hành chính được phân bổ cho các lực lượng, trong đó có lực lượng CSGT, Thanh tra giao thông (bao gồm cả Trạm cân kiểm tra xe, Cảng vụ đường thủy nội địa) với các tỉ lệ phân bổ cụ thể.

Đến ngày 6-12-2013, Thông tư 89 nêu trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư số 153 ngày 31-10-2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính.

Tại khoản 5 Điều 4 Thông tư số 153 nêu rõ, tiền thu phạt vi phạm hành chính được nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

Do đó, Bộ Tài chính khẳng định theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Thông tư số 153 thì tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Vừa qua, sau khi Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực, nâng mức xử phạt của nhiều hành vi lên rất cao, nhiều ý kiến cho rằng việc lực lượng công an giữ lại 70% số tiền phạt là quá cao.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo