xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ KH-ĐT đề xuất bỏ một Vụ, không tổ chức cấp phòng trong Vụ

Minh Phong

(NLĐO)- Việc kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu các tổ chức thuộc Bộ KH-ĐT đảm bảo tính ổn định, kế thừa, phát triển, tinh gọn đầu mối.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) vừa công bố dự thảo Nghị định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ.

Tại dự thảo Tờ trình, Bộ KH-ĐT nêu rõ, Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25-7-2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ được xây dựng trên cơ sở Luật tổ chức Chính phủ năm 2015.

Sau khi Nghị định 86/2017/NĐ-CP được Chính phủ ban hành, Bộ KH-ĐT đã khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện việc phân giao nhiệm vụ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước được giao cho các đơn vị thuộc Bộ; ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ trên tinh thần cải cách hành chính, giảm bớt đầu mối, từng bước tách bạch rõ chức năng quản lý nhà nước và hoạt động sự nghiệp, khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo, bỏ sót việc...

Trong bối cảnh hiện nay, do có một số quy định mới được ban hành trong Luật Quy hoạch; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch; Luật Đầu tư công; Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), việc xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 86 là yêu cầu cần thiết.

Bộ KH-ĐT nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 86 đảm bảo phù hợp với thực tiễn quản lý và các quy định pháp luật liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ. Bên cạnh đó, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ và các đơn vị thuộc bộ nhiệm kỳ Chính phủ 2021-2026 được xác định trên các nguyên tắc và quan điểm chính: Ổn định, kế thừa và phát triển; tinh gọn đầu mối, bảo đảm nguyên tắc một đơn vị thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một đơn vị chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính.

Theo dự thảo Nghị định, Bộ KH-ĐT có 24 tổ chức hành chính, gồm: 1 Tổng cục, 5 cục, 16 Vụ chuyên môn, Thanh tra Bộ và Văn phòng Bộ (giảm 1 tổ chức so với Nghị định số 86).

Cụ thể, 1 Tổng cục là Tổng cục Thống kê. Đơn vị này đáp ứng được các tiêu chí thành lập Tổng cục khi có đối tượng quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển kinh tế -xã hội; Một số nhiệm vụ, đối tượng quản lý của chuyên ngành, lĩnh vực cần quản lý tập trung, thống nhất ở trung ương; Được phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực.

5 Cục chuyên ngành, gồm: Cục Quản lý đấu thầu, Cục Phát triển doanh nghiệp, Cục Đầu tư nước ngoài, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Cục Phát triển Hợp tác xã. Dự thảo Nghị định cũng nêu rõ Bộ KH-ĐT có 16 Vụ, giảm 1 Vụ (Vụ Thi đua - Khen thưởng và Truyền thông).

Theo Bộ KH-ĐT, sẽ không tổ chức cấp phòng trong vụ thuộc bộ. Riêng 3 Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Vụ Kinh tế đối ngoại, có nhiều mảng công tác, khối lượng công việc lớn và số lượng biên chế công chức được giao năm 2021 từ 30 biên chế trở lên, đề nghị được tiếp tục duy trì cấp phòng theo quy định tại Nghị định số 101/2020/NĐ-CP.

Về đơn vị sự nghiệp công lập, có 7 đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ KH-ĐT, giảm 2 đơn vị là Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Kinh tế - Kế hoạch. Bộ KH-ĐT cũng đề nghị giữ nguyên mô hình của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hiện nay, Bộ KH-ĐT cũng đang xây dựng đề án để Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Bộ tiếp nhận toàn bộ nhiệm vụ của Vụ Thi đua - Khen thưởng và Truyền thông đang triển khai; Đề án sáp nhập Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Kinh tế - Kế hoạch vào Học viện Chính sách và Phát triển; Đề án sáp nhập Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia vào Viện Chiến lược phát triển và Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo