xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bé trai ở Bình Dương chết sau tiêm chủng, ai chịu trách nhiệm?

NHƯ PHÚ

(NLĐO) - Bé 2 tháng tuổi được tiêm chủng vắc xin. Sau đó bé chết vì "phù phổi cấp". Sở Y tế Bình Dương đang làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan

Ngày 12-4, bác sĩ Từ Tấn Thứ, đại diện Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết sở này đã thành lập  đoàn để làm rõ vụ việc một bé 2 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm chủng vắc xin ở Trạm Y tế phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Theo thông tin phóng viên nắm được, sáng cùng ngày, đoàn của Sở Y tế đã làm việc với các bên liên quan trong đó có Phòng khám Nhi Thành Phố (Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).

Cơ quan chức năng cho biết kết quả khám nghiệm tử thi xác định bé chết do "phù phổi cấp". Đây có phải là trường hợp tai biến nặng do tiêm chủng hay không hiện đang được làm rõ.

Lãnh đạo Trung tâm Y tế thị xã Thuận An nói vụ việc này chưa có kết luận cuối cùng, hiện chưa bàn đến vấn đề bồi thường.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một PGS-TS chuyên về tim mạch cho biết "phù phổi cấp" là tình trạng ngạt thở do nhiều nguyên nhân gây ra và chỉ có thể cứu được nếu can thiệp đúng và sớm. "Phù phổi cấp có thể xuất phát do bệnh lý về tim hoặc do truyền dịch quá mức, cũng có thể do sốc, phản ứng nặng sau khi tiêm vắc xin. Tỉ lệ trẻ phản ứng nặng sau khi tiêm vắc xin là không cao nhưng vẫn  xảy ra và cần xử lý kịp thời”- vị PGS -TS này nói.

Trước đó, sáng 10-4, anh Lê Hữu Thế, đưa con là cháu Lê Hữu Việt Hoàng (2 tháng tuổi) đến Trạm Y tế phường An Phú, thị xã Thuận An để tiêm chủng vắc xin 5 trong 1.

Đến chiều cùng ngày, cháu bị sốt, gia đình đã đưa đến Phòng Khám nhi Thành Phố thăm khám. Tại đây, một nữ bác sĩ khám và chẩn đoán cháu bị "sốt sau chủng ngừa" và cấp thuốc hapacol 80mg/g (uống khi sốt > 38 độ C), thuốc Efticol 0.9% (nhỏ mắt - mũi).

Bé trai ở Bình Dương chết sau tiêm chủng, ai chịu trách nhiệm? - Ảnh 1.

Phòng khám Nhi Thành Phố nơi chẩn đoán cháu Hoàng bị "sốt sau chủng ngừa" (Ảnh: Như Phú)

Nữ bác sĩ tại Phòng khám nhi Thành Phố  kể lại với phóng viên: "Lúc đó, tôi thấy em bé bình thường, chỉ có triệu chứng sốt, không tím tái hay thở mệt gì cả, mắt hơi khô". Sau khi cho bé uống hapacol để giảm sốt, nữ bác sĩ này cho rằng mình đã yêu cầu người nhà theo dõi bé nếu đến tối vẫn sốt thì đưa vào bệnh viện gấp.

Phòng khám này cho phóng viên xem toa thuốc đã đưa cho người nhà cháu Hoàng. Theo đó, bác sĩ có "lời dặn" người nhà cho bé "nằm dốc cao lau mát" và "tái khám ngày 11-4-2019". Đặc biệt phải "tái khám ngay khi có các dấu hiệu: co giật, sốt cao khó hạ, thở bất thường, tím tái…".

Bé trai ở Bình Dương chết sau tiêm chủng, ai chịu trách nhiệm? - Ảnh 2.

Toa thuốc của Phòng khám nhi Thành Phố (Ảnh: Như Phú)

Dù đã uống thuốc, sáng 11-4, cháu vẫn sốt cao, anh Thế đưa cháu trở lại Phòng Khám nhi Thành phố để khám thì các bác sĩ tại đây phát hiện bé tím tái nên yêu cầu người nhà đưa cháu đi bệnh viện cấp cứu.

Bé được gia đình đưa đến Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương nhưng không qua khỏi. 

Theo thông báo từ bệnh viện này, thời điểm bệnh viện tiếp nhận cấp cứu bé là 8 giờ 20 phút ngày 11-4. Thông báo của Bệnh viện phụ sản Nhi Bình Dương viết: "Bé trai do gia đình đưa đến trong tình trạng tím tái, chân tay lạnh, không tự thở, không bắt được mạch, không nghe tiếng tim, không phản xạ thần kinh, đồng tử 2 bên giãn 4mm. Bệnh viện đã khẩn trương tiến hành cấp cứu, hồi sức theo quy trình chuyên môn, sau 40 phút không có kết quả đã ngưng việc cấp cứu". Bệnh viện này khẳng định bé tử vong trước khi đến đây. Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Người Lao Động, anh Lê Hữu Thế nói: "Bệnh viện nói vậy là không đúng. Khi chúng tôi đưa đến phòng cấp cứu con tôi vẫn còn khóc rất nhiều. Cấp cứu khoảng 30 phút thì bác sĩ ra bảo con tôi đã mất". Anh Thế đau buồn cho biết mình đã hỏa táng con và đang gửi ở một ngôi chùa.

Bé trai ở Bình Dương chết sau tiêm chủng, ai chịu trách nhiệm? - Ảnh 3.

Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương khẳng định bé Hoàng tử vong trước khi đến cấp cứu. Tuy nhiên, gia đình không đồng ý với kết luận này (Ảnh: Trung Phong)

Theo Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đến nay, trên cả nước đã có ít nhất 6 trường hợp tai biến vắc xin được Nhà nước bồi thường theo Nghị định 104/2016/NĐ-CP. Đây là những trường hợp tử vong không rõ nguyên nhân và phản ứng với vắc xin do cơ địa của trẻ. Theo nghị định này, nếu trẻ tử vong thì gia đình sẽ được hỗ trợ chi phí mai táng, chi phí bù đắp tổn thất tinh thần 100 triệu đồng…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo