xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bất an nguồn nước

Hoài Phương

Qua chuyện nước sinh hoạt từ sông Đà bị nhiễm dầu gây lo lắng cho người dân Hà Nội mấy ngày nay và trường hợp Đà Nẵng thiếu nước sạch trầm trọng cách đây vài tháng, vấn đề an ninh nguồn nước lại được nhắc đến.

An ninh nguồn nước bao gồm nhiều mặt, trong đó chính yếu là đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của cư dân và bảo đảm an toàn - vệ sinh, loại trừ các rủi ro gây hại. Nhiệm vụ bảo vệ nguồn nước và các chế tài được quy định tại Luật Tài nguyên nước 2012 cùng các văn bản dưới luật.

Thế nhưng, sự cố vừa xảy ra đối với nước đầu nguồn sông Đà cho thấy an ninh nguồn nước chưa được bảo đảm, thậm chí có thể nói là lỏng lẻo. Cụ thể, đêm 8-10, "một ai đó" đã đánh xe tải tới con suối gần đầu nguồn sông Đà, lén xả chất lỏng nghi là dầu xuống đó. Dầu theo suối đổ ra kênh, vào sông, nổi váng, làm cho nước ô nhiễm, hôi và khét. Cư dân hạ lưu sử dụng nước sinh hoạt từ nguồn này, dù đã qua Nhà máy Nước sạch Sông Đà xử lý nhưng vẫn còn nặng mùi, trong khi đó các cơ quan hữu trách chưa trả lời rõ với công luận rằng chất lượng nước có bảo đảm hay không?

Sông Đà, sông Hồng, sông Mã, sông Mê Kông, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn… là những bể chứa quan trọng bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia. Nhiều con sông chảy vào nước ta bắt nguồn từ nước ngoài, như sông Hồng, sông Mê Kông. Vì thế, vận hành cơ chế liên tỉnh hay liên vùng để bảo vệ sông và an toàn nguồn nước đã rất khó, huống gì cơ chế liên khu vực và liên quốc gia. Dù các bộ - ngành hữu trách và các tổ chức sông ngòi đã có nhiều nỗ lực thực hiện nhiệm vụ nói trên nhưng nhìn vào thực tế thì chưa thể an tâm. Giả định, thay vì dầu, "ai đó" cố tình xả lén một lượng hóa chất kịch độc như xuyanua, thủy ngân, cadimi... xuống con nước đầu nguồn với chủ đích phá hoại thì liệu công nghệ xử lý nước hiện nay ở ta có làm sạch nổi hay không?; và hậu quả sẽ kinh khiếp tới mức nào?

Tại Việt Nam, tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng hằng năm khoảng 80,6 tỉ m3, trong đó hơn 80% lượng nước được sử dụng cho mục đích nông nghiệp (khoảng 65 tỉ m3/năm). Theo Hội Tài nguyên nước quốc tế, Việt Nam đang thuộc nhóm các quốc gia thiếu nước và sẽ gặp phải nhiều thách thức về tài nguyên nước. Chúng ta hiện có 7.500 hồ chứa nước và đập dâng với dung tích khoảng 20 tỉ m3, trong khi nhu cầu nước dự kiến đến năm 2020 của một số lĩnh vực lên tới khoảng 125 tỉ m3. Vậy, so với nhu cầu cấp thiết thì lượng nước được cấp chủ động từ các hồ chứa chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, còn lại phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước mưa tự nhiên và nguồn cung từ các con sông. Sông gặp vấn đề thì biết bao hệ lụy sẽ xảy ra?

Chẳng phải chờ lâu, mấy năm nay người dân đã phải nếm trải hậu quả cay đắng do tình trạng ngăn đập làm thủy điện chi chít trên các hệ thống sông ngòi và xả chất thải chưa qua xử lý ra sông. Thiếu nước sinh hoạt hay phải dùng nước bẩn, cư dân ở ven sông hoặc hạ lưu còn bị mất sinh kế. Từ đó thấy rằng bảo vệ an ninh nguồn nước luôn là nhiệm vụ tối quan trọng. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo