xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bão số 9 tương đương Xangsane năm 2006 và mạnh hơn Damrey năm 2017

B.Vân

(NLĐO) - Chiều 27-10, bão cách đất liền 450km, hơn 10 tiếng nữa, tâm bão sẽ vào bờ với gió giật cấp 13. Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Định hứng chịu mạnh nhất với sức gió cấp 12, giật cấp 13.

Chiều 27-10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã họp với các bộ ngành và lãnh đạo TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam tại Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 9 đặt tại TP Đà Nẵng. Tại cuộc họp, lãnh đạo TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đều khẳng định đã chuẩn bị các phương án ứng phó khẩn trương, nỗ lực tối đa bảo đảm an toàn cho người và tài sản.


Bão số 9 tương đương Xangsane năm 2006 và mạnh hơn Damrey năm 2017 - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp với lãnh đạo TP Đà Nẵng và lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tại Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 9 đặt ở TP Đà Nẵng

Ông Hoàng Đức Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết đến thời điểm chiều 27-10, bão cách đất liền 450km. Hơn 10 tiếng nữa, tâm bão sẽ vào bờ với gió giật cấp 13. Hoàn lưu của bão sẽ gây ảnh hưởng đến đất liền và mạnh nhất vào sáng 28-10 khi bão đổ bộ. Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Định hứng chịu mạnh nhất với sức gió cấp 12, giật cấp 13. Tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Cù Lao Chàm (Quảng Nam) có gió lên đến cấp 13 giật cấp 16.

Theo ông Cường, đây là cơn bão rất nguy hiểm đối với miền Trung, mạnh nhất trong 10 đến 20 năm. Bão đặc biệt nguy hiểm vì khi vào bờ sẽ suy yếu rất chậm và còn giữ độ mạnh khi vào sâu đất liền đến 300 km. Khu vực Bắc Tây Nguyên cũng có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9. Bão gây mưa từ 200 đến 500mm trong bão và mưa lớn hơn nữa sau bão" - ông Cường nói.

Bão số 9 tương đương Xangsane năm 2006 và mạnh hơn Damrey năm 2017 - Ảnh 3.
Bão số 9 tương đương Xangsane năm 2006 và mạnh hơn Damrey năm 2017 - Ảnh 4.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác kiểm tra thực tế phòng chống bão số 9 tại Âu thuyền Thọ Quang

Ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng ban Phòng chống Lụt bão Trung ương, cho biết bão đổ bộ sẽ làm nước biển dâng, sóng lớn. Hiện còn 142 tàu với 1.118 dân đang còn trên biển và đang thoát ra vùng nguy hiểm.  Ông Hoài cho biết các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Hà Tĩnh, Kon Tum đã có công điện, văn bản chỉ đạo và triển khai ứng phó với bão như: tổ chức thông báo, hướng dẫn tàu thuyền di chuyển trú tránh, neo đậu; gia cố, di dời lồng, bè nuôi trồng thủy sản; rà soát, chuẩn bị sơ tán dân khu vực nguy hiểm; sẵn sàng ứng phó khi bão đổ bộ và mưa lũ sau bão. Cụ thể, các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên dự kiến sơ tán 448.067 người trong khu vực nguy hiểm; thời gian hoàn thành vào 17 đến 19 giờ ngày 27-10.

Ông Hoài nhấn mạnh, cơ quan khí tượng nhận định đây là cơn bão mạnh nhất trong 20 năm gần đây, tương đương Xangsane năm 2006 và mạnh hơn nhiều Damrey năm 2017 (cấp 11 giật cấp 14).

Bão số 9 tương đương Xangsane năm 2006 và mạnh hơn Damrey năm 2017 - Ảnh 5.
Bão số 9 tương đương Xangsane năm 2006 và mạnh hơn Damrey năm 2017 - Ảnh 6.

Phó Thủ tướng chỉ đạo ngành chức năng đảm bảo an toàn cho các thuyền viên

Tại cuộc họp, đại diện Quân khu 5 cho biết đến thời điểm này đã huy động 66.000 lượt người với 1.700 phương tiện, tàu là 79 chiếc, xuồng 602, 7 máy bay trực thăng, ô tô các loại… Quân khu 5  đã thông báo và khi cần thiết sẽ huy động Quân đoàn 3, Quân khu 7, Quân khu 3 và lực lượng của Quân chủng Hải quân.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay, cơn bão đã hình thành trong ngày thứ 3. "Đường đi của bão không có vật cản, cực nhanh. Thời tiết hiện nay không có không khí lạnh nên không có yếu tố triệt tiêu được bão. Chúng ta đã phát lệnh khẩn cấp, Thủ tướng đã ban hành công điện khẩn từ ngày hôm qua đủ để thấy tinh thần khẩn trương" - ông Cường nói.

Ông Cường lưu ý: Thứ nhất, tâm bão là từ Quảng Nam đến Bình Định nhưng các tỉnh lân cận như Thừa Thiên Huế và Phú Yên cũng phải chuẩn bị. Thứ 2, bão lần này không triệt tiêu gió ngay khi tiếp cận mà còn toàn bộ tuyến đất liền và ngoi lên Tây Nguyên. Thứ 3 là hoàn lưu mưa có thể gây mưa ra sườn Bắc Trung Bộ. Thứ 4, bão lần này oanh tạc vào Nam Trung Bộ, nơi ít có kinh nghiệm ứng phó với bão, đã từng có bão gây thiệt hại lớn. Ông Cường đề nghị phía biển không chủ quan, thực hiện chằng chống tàu thuyền ở cảng; lồng bè tuyệt đối không cho người ở trên; các hoạt động kinh tế và tàu vãng lai phải chú ý cẩn thận.

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, mục tiêu là đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân. Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương tiếp tục chủ động với phương châm 4 tại chỗ cùng sự hỗ trợ của trung ương như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Xây dựng, Y tế, Giao thông… Ngoài ra, Phó thủ tướng lưu ý các địa phương chủ động ứng phó mưa lũ sau bão, sạt lở đất ở khu vực miền núi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo