xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bão, lũ tiếp tục đe dọa miền Trung

NHÓM PHÓNG VIÊN

Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh miền Trung chưa kịp rút, nơi đây lại tiếp tục đối diện với áp thấp sẽ mạnh lên thành bão, đổ bộ gây mưa rất lớn và ngập lụt kéo dài trong nhiều ngày tới

Trước diễn biến mưa lũ phức tạp ở khu vực miền Trung, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của nhân dân, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc Công điện số 1372/CĐ-TTg ngày 8-10 của Thủ tướng về việc tập trung đối phó với mưa lũ tại các tỉnh miền Trung.

Lũ chồng lũ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, đợt mưa rất to trên diện rộng vừa qua kéo dài từ ngày 6 đến 10-10 tại Trung Bộ, trong đó trọng tâm là các tỉnh Trung Trung Bộ, có tổng lượng phổ biến từ 600-1.200 mm, một số nơi trên 1.200 mm.

Mưa lớn đã gây sạt lở đất vùng núi các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam gây ách tắc giao thông, lũ lên cao gây ngập lụt sâu, diện rộng làm nhiều vùng dân cư bị chia cắt, cô lập. Tại Quảng Bình có 6 huyện ngập sâu từ 0,3-1 m, Quảng Trị có 9 huyện bị ngập sâu từ 1-2 m, Thừa Thiên - Huế có 5 huyện bị ngập sâu từ 0,3-2 m, một số huyện tại tỉnh Quảng Nam cũng bị ngập gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản.

Dự báo, những ngày sắp tới mưa rất to trên diện rộng tại các tỉnh Trung Bộ, nhiều khả năng còn kéo dài. Đặc biệt, một đợt áp thấp nhiệt đới (ATNĐ đang hình thành trên biển Đông, di chuyển hướng vào đất liền các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ. Dự kiến, ATNĐ mạnh lên thành bão và đến 4 giờ hôm nay (11-10), vị trí tâm bão cách Quảng Nam khoảng 550 km, cách Quảng Ngãi khoảng 460 km, cách Bình Định khoảng 430 km về phía Đông. Trong 12-24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định, sau đó suy yếu thành ATNĐ. Do ATNĐ kết hợp gió mùa đông bắc, khả năng cao sẽ khiến mưa rất to trên diện rộng ở các tỉnh miền Trung, nguy cơ tiếp tục gây lũ lớn, ngập lụt, sạt lở đất.

Trước tình hình trên, ngay trong chiều 10-10, Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, có công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận, các bộ, ngành tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ, chủ động các biện pháp ứng phó mưa lũ; thông báo cho chủ các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Bão, lũ tiếp tục đe dọa miền Trung - Ảnh 1.

Nhiều căn nhà tại xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng bị nước lụt chia cắtẢnh: Quang Luật

Khẩn cấp sơ tán dân

Tại tỉnh Quảng Nam, trong ngày 10-10, tiếp tục có mưa rất lớn ở hầu khắp các huyện Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn, Nông Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, thị xã Điện Bàn, TP Hội An, TP Tam Kỳ, gây ngập nặng. Trong đó, ngập nặng nhất là tại vùng "rốn lũ" ở huyện Đại Lộc. 34 hộ sống tại khu vực thấp trũng ở xã Đại Phong và Đại Minh của huyện này được sơ tán đến nơi an toàn. Ngay trong ngày, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam; đồng thời ký ban hành công điện, yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện hàng loạt giải pháp để phòng chống lũ, khẩn cấp di dời người dân ở các vùng trũng thấp đến nơi an toàn trước 17 giờ ngày 10-10.

Trong ngày 10-10, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng ra công điện yêu cầu chủ tịch UBND các quận, huyện chỉ đạo triển khai phương án phòng chống ATNĐ, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất. Lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai ngay phương án sơ tán nhân dân, sinh viên, công nhân sống trong các nhà trọ, nhà tạm, nhà không kiên cố đến nơi an toàn, hoàn thành trước 15 giờ ngày 10-10. Mưa lũ đã làm 2 thuyền viên ở quận Sơn Trà và một người dân ở huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng mất tích.

Trưa cùng ngày, ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, chủ trì cuộc họp với các ngành, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó mưa lũ. Tại cuộc họp, ông Minh yêu cầu huyện Hòa Vang tập trung sơ tán người dân đến nơi trú ẩn an toàn để bảo đảm an toàn tính mạng trước khi lũ lớn trên sông Vu Gia đổ về.

Sau 3 ngày mưa lũ, tại tỉnh Quảng Bình đã có 1 người tử vong, 1 người mất tích; hơn 14.700 nhà dân bị ngập sâu với mức nước từ 0,5-3 m. Thống kê thiệt hại ban đầu, toàn tỉnh có khoảng 877 ha nuôi trồng thủy sản, 90 lồng cá, 314 ha cây trồng hằng năm, 1.146 ha hoa màu, 12 ha lúa của người dân bị hư hại nặng; 2 tàu cá bị chìm và hàng ngàn gia súc, gia cầm bị chết do nước lũ... Để bảo đảm an toàn cho người dân, lực lượng chức năng đã di dời 266 hộ (huyện Tuyên Hóa 148 hộ, Lệ Thủy 59 hộ, Quảng Ninh 54 hộ, TP Đồng Hới 5 hộ) về nơi an toàn; đồng thời, rà soát kiểm tra những nơi có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại các vùng núi, sông suối, ven biển sẵn sàng các phương án di dời hàng ngàn người dân đến nơi tránh trú an toàn. 

Nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng

Do ảnh hưởng của ATNĐ trên biển Đông gây thời tiết xấu tại khu vực miền Trung, lịch khai thác các chuyến bay của Vietnam Airlines và Pacific Airlines trong ngày 11-10 có thể bị thay đổi tại một số sân bay như: Huế, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku, Buôn Ma Thuột và Đà Lạt.

Các hãng hàng không cho biết sẽ tiếp tục theo dõi tình hình thời tiết để xem xét điều chỉnh lịch khai thác các chuyến bay trong ngày 11-10 và thông báo tới hành khách trong thời gian sớm nhất. D.Ngọc

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo