xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bài học từ Jakarta

MINH CHÂU

Những ai từng đến thủ đô Jakarta của Indonesia vào mấy năm trước đây, hẳn sẽ tận mắt chứng kiến cảnh kẹt xe khủng khiếp ở TP này.

Năm 2015, Jakarta có khoảng 15 triệu xe máy và 5,2 triệu ôtô. Vào giờ cao điểm, TP này có khoảng 3,5 triệu người sẽ cùng đổ ra đường. Để đi một đoạn đường dài khoảng 40 km, người dân mất từ 2 đến 3 giờ. Nguyên nhân chính là do việc bùng nổ các ứng dụng đặt chuyến đi bằng xe máy và sự trì trệ trong phát triển giao thông công cộng cùng với lượng phương tiện cá nhân tăng nhanh và đường sá xuống cấp, chật hẹp...

Nhưng với những nỗ lực phi thường, tình trạng kẹt xe ở TP này giảm dần bên cạnh những cải thiện về hạ tầng giao thông đô thị. Năm nay, Jakarta là TP đầu tiên ở Đông Nam Á giành được giải thưởng "Giao thông vận tải bền vững" (STA) năm 2021 vượt qua các TP lớn trên thế giới. Năm 2020, Jakarta xếp vị trí thứ hai và nhận được danh hiệu danh dự của STA.

STA là giải thưởng thường niên được trao cho các TP thể hiện cam kết, ý chí chính trị và tầm nhìn trong các lĩnh vực giao thông vận tải và phát triển đô thị bền vững. Jakarta đoạt giải thưởng STA nhờ chương trình tích hợp giữa các phương thức vận tải công cộng, đó là tích hợp hệ thống xe buýt nhỏ với hệ thống xe buýt nhanh, là hệ thống thanh toán JakLingko cho phép người dân có thể linh hoạt sử dụng bất cứ phương tiện công cộng nào hay chuyển từ phương tiện này sang phương tiện khác với giá cố định trong vòng 3 giờ. Jakarta cũng thành công trong việc đưa vào khai thác hệ thống tàu điện ngầm (MRT) và hệ thống tàu hỏa loại nhỏ (LRT) để giải quyết bài toán giao thông công cộng. Thành công khác của Jakarta là đưa các tuyến đường hầm dành riêng cho người đi bộ để kết nối các ga tàu hỏa, ga tàu điện ngầm, ga hàng không và trạm dừng xe buýt. Đặc biệt, để nhận được giải thưởng STA là nỗ lực không ngừng trong việc xây dựng làn đường dành cho xe đạp. Đến nay, Jakarta đã xây dựng được 200 km đường dành cho xe đạp có hệ thống bảo vệ và đặt mục tiêu hoàn thành 500 km đường dành cho xe đạp vào năm 2022.

Thành công của Jakarta có thể xem là hình mẫu để các TP lớn trên thế giới, nhất là khu vực Đông Nam Á, lấy làm bài học về phát triển giao thông vận tải và phát triển đô thị bền vững. Hạn chế xe cá nhân, khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng từng là vấn đề nan giải ở nhiều đô thị, nhất là thói quen nhiều năm của đông đảo người dân ở những nước đang phát triển. Muốn làm được điều này không chỉ đòi hỏi nỗ lực từ phía chính quyền qua xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại mà còn khơi gợi được ý thức của người dân, thu hút người dân tham gia giao thông công cộng nhiều hơn. Đồng thời, phải có sự thuận tiện đi kèm, như các tuyến đường hầm, đường kết nối các ga, trạm metro, xe buýt và hệ thống thanh toán linh hoạt dùng chung cho các phương tiện mà người dân sử dụng.

Thủ đô Hà Nội và TP HCM của chúng ta có thể ghi nhận ở Jakarta những điểm sáng để vận dụng thực hiện. Một TP với giao thông tưởng như nan giải lại trở thành một hình mẫu, cho thấy không điều gì là không thể nếu có tầm nhìn và nỗ lực. Nếu vận hành tốt hệ thống giao thông công cộng, người dân sẽ hưởng ứng và tuân thủ. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo