xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ấn Độ đóng 12 tàu tuần tra xa bờ trị giá 100 triệu USD cho Việt Nam

Dương Ngọc

(NLĐO)- Thực thi chính sách Hành động hướng Đông, Ấn Độ ngày càng tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Hiện Ấn Độ đang đóng 12 tàu tuần tra xa bờ trị giá 100 triệu USD cho Việt Nam.

Chính sách "Hướng Đông" của Ấn Độ được công bố năm 1991 và được nội các của Ấn Độ theo đuổi liên tục trong 2 thập niên.

Hành động hướng Đông và kỳ vọng cường quốc

Đến tháng 9-2014, Thủ tướng Narendra Modi đã tuyên bố quyết định đổi tên chính sách "Hướng Đông" thành "Hành động hướng Đông". Điều đó được cho là thể hiện việc ông Modi sẽ chủ động và hành động có mục đích trong khu vực hơn những người tiền nhiệm để khẳng định vai trò lớn hơn, xứng đáng hơn của Ấn Độ với vị thế của một cường quốc ở khu vực và trên thế giới.

Ấn Độ đóng 12 tàu tuần tra xa bờ trị giá 100 triệu USD cho Việt Nam - Ảnh 1.

Hai Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Narendra Modi họp báo chung sau lễ ký các văn kiện hợp tác Việt Nam-Ấn Độ ngày 3-9-2016 - Ảnh: Dương Ngọc

Với quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Ấn Độ, nước này luôn khẳng định ASEAN là trọng tâm trong chính sách Hành động hướng Đông, cam kết sâu hơn và hành động thiết thực hơn với khu vực, tiếp tục coi kết nối toàn diện với ASEAN là một trọng tâm thông qua việc bước đầu triển khai khoản tín dụng 1 tỉ USD cho các dự án kết nối, đề xuất lập Nhóm đặc trách ASEAN-Ấn Độ về kết nối, tăng thêm 50 triệu USD cho Quỹ hợp tác ASEAN-Ấn Độ…

Ngoài ra, Ấn Độ tăng cường gắn kết chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở" của Nhật Bản với chính sách Hành động hướng Đông của mình, tăng cường các khuôn khổ hợp tác 3 bên với Mỹ, Úc và các nước khác nhằm bảo đảm một trật tự dựa trên luật lệ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ấn Độ luôn thể hiện rõ sự quan tâm đến kết nối kinh tế biển. Tại Hội thảo ASEAN-Ấn Độ về "Kinh tế biển xanh: từ khái niệm đến hành động" tổ chức vào tháng 11-2017, tại Nha Trang- Khánh Hòa. Thay mặt Chính phủ Ấn Độ, Đại sứ Parvathaneni Harish đề xuất: ASEAN và Ấn Độ cần đẩy mạnh hợp tác kinh tế bền vững dựa trên luật pháp quốc tế; ông cũng gợi ý các nước nên tổ chức các đề tài nghiên cứu khoa học về kinh tế biển xanh, khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản, xem xét khả năng hợp tác về năng lượng đại dương,…

Chuyến công du của Thủ tướng và vị thế của Việt Nam

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã mời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng các lãnh đạo các nước ASEAN tới tham dự Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm ASEAN-Ấn Độ và Lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Cộng hòa Ấn Độ từ ngày 24 đến 26-1-2018 tại New Delhi, Ấn Độ. Dự kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Narendra Modi cũng sẽ có cuộc hội đàm song phương và hai bên kỳ vọng sẽ ký các hiệp định quan trọng.

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Parvathaneni Harish khẳng định ASEAN rất quan trọng với Ấn Độ trong mối quan hệ về lịch sử, khoảng cách địa lý, văn hóa và không gian chiến lược mà 2 bên cùng chia sẻ. Trong đó, Việt Nam là một thành viên tích cực của ASEAN, đồng thời là trọng tâm trong chính sách "Hành động Hướng Đông" của Ấn Độ. Đóng góp của Việt Nam với vai trò là điều phối viên giữa Ấn Độ và ASEAN đã giúp thúc đẩy mối quan hệ 2 bên chặt chẽ hơn.

Chính sách "Hành động Hướng Đông" của Ấn Độ là một trụ cột quan trọng cho việc mở rộng quan hệ của Ấn Độ với ASEAN đến hợp tác quốc phòng và an ninh.

Trong đó, hiện nay Ấn Độ đang triển khai đóng 12 tàu tuần tra xa bờ cho Việt Nam. 12 tàu này trị giá 100 triệu USD nằm trong thoả thuận về việc Ấn Độ dành cho Việt Nam khoản tín dụng dành cho lĩnh vực quốc phòng được ký kết trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào năm 2016.

Ấn Độ đóng 12 tàu tuần tra xa bờ trị giá 100 triệu USD cho Việt Nam - Ảnh 2.

Sĩ quan hải quân hai nước bắt tay ngày 23-9-2017 tại TP Hải Phòng trong lễ đón chính thức 2 tàu Hải quân Ấn Độ có chuyến thăm thiện chí đến TP cảng - Ảnh: Trọng Đức

Cũng trong chuyến thăm vào năm 2016, Thủ tướng Ấn Độ tái khẳng định quan tâm của Ấn Độ trong việc đẩy mạnh hợp tác công nghiệp quốc phòng với Việt Nam và sẽ hỗ trợ về tín dụng để triển khai thực hiện các dự án hợp tác trong lĩnh vực này. Hai bên bày tỏ hài lòng về việc ký kết Hợp đồng cung cấp tàu tuần tra cao tốc giữa Công ty Larsen&Toubro và Bộ đội Biên phòng Việt Nam trong khuôn khổ gói tín dụng 100 triệu USD của Chính phủ Ấn Độ dành cho Việt Nam.

Cũng dịp này, Ấn Độ dành cho Việt Nam khoản tín dụng mới trị giá 500 triệu USD dành cho lĩnh vực quốc phòng để nhấn mạnh tới sự hợp tác quốc phòng giữa hai nước.

Ấn Độ đóng 12 tàu tuần tra xa bờ trị giá 100 triệu USD cho Việt Nam - Ảnh 3.

Xuồng tuần tra lớp Super Dvora của Ấn Độ - Ảnh: Wikipedia.

Tháng 9-2017 vừa qua, hai tàu Hải quân Ấn Độ INS SATPURA và INS KADMATT với hơn 600 sĩ quan, thủy thủ đã thăm thiện chí TP Hải Phòng. Cũng dịp này, một hội thảo hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực đóng tàu đã diễn ra tại TP Hải Phòng với sự góp mặt của đông đảo các công ty kinh doanh thiết bị tàu thủy và đóng tàu của Ấn Độ nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác với Việt Nam về hàng hải, cả về dân sự và quân sự.

Với quan hệ đã được nâng cấp lên thành Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2016, quan hệ giữa 2 nước đang phát triển toàn diện, bao trùm tất cả các lĩnh vực, bao gồm hợp tác quốc phòng và an ninh, thương mại, đầu tư và giao lưu nhân dân. Trong đó, quan hệ hợp tác an ninh, quốc phòng giữa Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục phát triển tốt. Hợp tác quốc phòng hai nước đã được mở rộng trong cả 3 quân binh chủng hải, lục, không quân và tập trung vào 3 lĩnh vực đào tạo, công nghiệp quốc phòng và tàu thăm viếng; hợp tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trên các lĩnh vực. Trong năm nay, xu hướng hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực an ninh giữa hai nước sẽ tiếp tục được thúc đẩy. Qua đó, có thể thấy Việt Nam thực sự là trọng tâm trong chính sách "Hành động Hướng Đông" của Ấn Độ. 

Đồng quan điểm với Việt Nam về vấn đề Biển Đông

Về vấn đề Biển Đông, Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải, hàng không và thương mại không bị cản trở; giải quyết bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, bao gồm tôn trọng các tiến trình pháp lý và ngoại giao, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS); tất cả các bên liên quan ở Biển Đông tuân thủ các nguyên tắc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và nỗ lực để sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận. Ấn Độ cho biết sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến việc xử lý thành công vụ tranh chấp ở Vịnh Bengal với Bangladesh.

"Cả Ấn Độ và Việt Nam đều thống nhất quan điểm tự do hàng hải có vai trò hết sức quan trọng trong đảm bảo hòa bình, ổn định, thịnh vượng và phát triển cho khu vực. Đều là thành viên của UNCLOS, Việt Nam và Ấn Độ sẽ tiếp tục thúc giục tất cả các nước thể hiện sự tôn trọng tối đa với UNCLOS"- Đại sứ Parvathaneni Harish khẳng định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo