xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

5 đột phá về công tác cán bộ

Bài và ảnh: Thế Dũng

Hiện chưa kiểm soát tốt quyền lực nên sử dụng không đúng, xem quyền lực như là của mình rồi ban phát, xin - cho

Trong 2 ngày 6 và 7-2, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo đề án Hội nghị Trung ương 7 (TƯ 7) đã tổ chức hội nghị tham gia ý kiến dự thảo đề án tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Lần thứ 5 lấy ý kiến

Đây là cuộc thứ 5 Ban Chỉ đạo đề án TƯ 7 lấy ý kiến các lãnh đạo Đảng đoàn Quốc hội, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra TƯ, các Ban Đảng TƯ, lãnh đạo Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội… Trước đó, ban chỉ đạo đã tổ chức lấy ý kiến các bí thư tỉnh ủy tại 3 miền cùng với lãnh đạo các bộ, ngành TƯ.

Tại hội nghị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cho biết có 5 đột phá trong công tác cán bộ được đề cập trong đề án này. Đột phá đầu tiên là phải tạo môi trường bình đẳng để thu hút tối đa tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ cán bộ các cấp đi đôi phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng trọng dụng nhân tài.

"Đột phá thứ hai là đồng thời tiến hành chuẩn hóa, siết chặt kỷ luật, kỷ cương nhưng vẫn phải mở rộng không gian, cơ chế phát huy trí tuệ của cán bộ đảng viên để họ năng động sáng tạo, làm động lực cho đổi mới phát triển. Siết chặt để rồi không ai sáng tạo, không ai dám sáng tạo, không ai dám đổi mới thì đất nước không phát triển" - ông Phạm Minh Chính nói. Ông Chính nêu lên kinh nghiệm ông vừa tham khảo ở Trung Quốc cho thấy họ chấp nhận sai lầm nhưng sai lầm đó không phải là động cơ cá nhân mà là vì sự phát triển.

5 đột phá về công tác cán bộ - Ảnh 1.

Các đại biểu đóng góp ý kiến tại hội nghị

Ông Phạm Minh Chính cho biết đột phá thứ ba là công tác đánh giá cán bộ mà mấy nhiệm kỳ gần đây xem là khâu yếu. "Ví dụ bí thư tỉnh ủy, bộ trưởng thì sản phẩm cụ thể là gì, năm thứ nhất có sản phẩm gì, năm thứ hai sản phẩm gì, sau 5 năm có sản phẩm gì không?"- ông Chính đặt vấn đề.

Đáng chú ý, Trưởng Ban Tổ chức TƯ cũng công bố phương pháp đánh giá mới bằng hình thức thu thập thông tin đang được Ban Tổ chức TƯ thử nghiệm. "Năm 2016, có 92% cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đều xuất sắc trong lúc điều kiện đất nước như vậy. Năm nay tỉ lệ này xuống hơn 70%. Làm gì mà cả ban thường vụ đều xuất sắc trong khi nhiệm vụ thì không hoàn thành; tức là kiểm điểm, phê bình, tự phê bình của chúng ta hiện nay còn hình thức, không hiệu quả" - ông Phạm Minh Chính thẳng thắn.

Đột phá thứ tư là về chính sách cán bộ, trong đó có chính sách về nhà ở, lương, khen thưởng, đó là chính sách về vật chất, tinh thần. Đột phá thứ năm là nhân dân tham gia xây dựng Đảng. "Tôi trải qua nhiều cương vị công tác, thấy rằng cán bộ không nắm, không ở với dân làm sao biết rõ được tình hình" - ông Chính nói.

Người tỉnh này làm bí thư tỉnh khác

Một thông tin gây chú ý theo Trưởng Ban Tổ chức TƯ là cả 3 cuộc lấy ý kiến các bí thư tỉnh ủy của 3 miền vừa qua đều tán thành rất cao bí thư tỉnh ủy không phải là người địa phương. Thực tế nhiệm kỳ trước đa số ý kiến cho rằng không cần quy định bí thư không phải là người địa phương. Đúng là phương án nào cũng có cái thuận, cái nghịch. Người địa phương có cái tốt là hiểu biết tình hình, truyền thống địa phương nhưng cái khó là có nhiều ràng buộc, vướng con cái, người thân. Vì vậy, cần chọn phương án nào thuận nhiều hơn, nghịch ít hơn.

"Phương án bí thư không phải là người địa phương thì tốt hơn. Nhiều bí thư tỉnh ủy cũng bộc bạch rằng bạn học đến cậy nhờ cho đứa con, đứa cháu, không lo không được. Mà lo thì lại sai quy trình, sai tiêu chuẩn, tiêu chí. Rồi người em nhờ vả và vợ thì cứ càu nhàu phải bố trí này kia, dự án này, dự án kia anh nói một câu đi, đâm ra mềm lòng mà mềm lòng thì dễ sai" - ông Chính nêu.

Trưởng Ban Tổ chức TƯ cũng nêu trong tình hình mới tác động đến công tác cán bộ, đòi hỏi cán bộ cũng phải đổi mới, đáng quan tâm là cán bộ lãnh đạo quản lý, nhất là cán bộ cấp chiến lược thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (từ thứ trưởng, bộ trưởng và tương đương trở lên). Chọn đội ngũ cán bộ chiến lược tốt, chọn người đứng đầu tốt thì cả hệ thống tốt. Người đứng đầu tốt sẽ chọn người cấp phó tốt, người đứng đầu không tốt khó chọn cấp phó tốt, lúc đó mọi việc sẽ khác.

Đồng thời, phải kiểm soát quyền lực, sàng lọc phân loại và thay thế. Hiện chưa kiểm soát tốt quyền lực nên sử dụng không đúng, xem quyền lực như là của mình rồi ban phát, xin - cho. Đây là việc phức tạp, nhạy cảm, chưa làm được.

Theo lãnh đạo Ban Tổ chức TƯ, cùng với đề án này còn có 2 đề án khác nằm trong 6 nhiệm vụ trọng tâm. Đó là đề án thông qua tại Hội nghị TƯ 4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đề án thông qua tại Hội nghị TƯ 6 về xây dựng bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả các bộ, ngành, địa phương đang triển khai quyết liệt. Theo ông Chính, hiện chi tiêu thường xuyên đang chiếm 65% ngân sách, còn chi đầu tư phát triển giảm dần trong lúc đang cần đầu tư phát triển nên phải đi vay. "Nếu không khắc phục, Hội nghị TƯ 7 tới đây bàn cải cách tiền lương không biết lấy nguồn đâu để trả lương. Hội nghị TƯ 7 cũng sẽ bàn chuyện xây dựng đội ngũ cán bộ" - ông Chính nói.

Ông Phạm Minh Chính nhìn nhận nhiều bí thư cũng thẳng thắn cho biết ta đang mắc bệnh nan y là rất thích nịnh. Kiểm điểm, phê bình, tự phê bình chủ yếu là nịnh nên đồng chí mình không biết được khuyết điểm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo