xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

270.000 tỉ đồng làm hạ tầng dự trữ xăng dầu, khí đốt

Đông Bắc

Không để xảy ra tình trạng xăng dầu, khí đốt thiếu - thừa cục bộ; cần tăng - giảm khối lượng dự trữ hợp lý, phù hợp với xu thế

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã họp Hội đồng Thẩm định Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch) vào ngày 30-3.

Dự trữ chỉ ở mức khiêm tốn

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết hiện nay, hệ thống kho dự trữ xăng dầu được phân bố trên phạm vi cả nước nhưng chưa có hệ thống kho riêng cho dự trữ quốc gia. Tổng mức dự trữ xăng dầu mới ở mức khiêm tốn (khoảng 65 ngày nhập ròng), trong khi sức chứa của hệ thống kho khí hóa lỏng (LPG) còn hạn chế.

Hiện cả nước chỉ có 10 kho có dung tích từ 10.000 m3 trở lên, chưa có kho khí thiên nhiên LNG đưa vào hoạt động. Việc xây dựng các tuyến ống dẫn khí từ kho LNG đến hộ tiêu thụ gặp nhiều khó khăn do thiếu đồng bộ...

Tờ trình của Bộ Công Thương nêu rõ Quy hoạch nhằm mục tiêu phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia, bao gồm dự trữ chiến lược (dự trữ quốc gia); bảo đảm sức chứa dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu cả nước đạt 75 - 80 ngày nhập ròng, tiến tới đạt 90 ngày nhập ròng, đáp ứng tiêu chí của Tổ chức Năng lượng Quốc tế; bảo đảm sức chứa dự trữ khí đốt tối thiểu đáp ứng 15 ngày tiêu thụ.

Đáng chú ý, dự thảo Quy hoạch đề ra mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021 - 2030, sau năm 2030 về hạ tầng dự trữ xăng dầu, dự trữ khí đốt; cung ứng xăng dầu, khí đốt. Dự thảo cũng đề ra quy hoạch phát triển hệ thống kho xăng dầu, đường ống xăng dầu; kho khí đốt, đường ống khí đốt. Tổng vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt đến năm 2030 khoảng 270.000 tỉ đồng.

TS Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, cho rằng Quy hoạch chịu tác động rất lớn biến động thị trường quốc tế, khả năng cung ứng và nhu cầu thị trường... Vì vậy, Quy hoạch cần tiếp tục có sự điều chỉnh cho phù hợp, tránh "quy hoạch cứng" khi cơ cấu năng lượng sẽ có sự thay đổi trong thời gian tới.

270.000 tỉ đồng làm hạ tầng dự trữ xăng dầu, khí đốt - Ảnh 1.

Người dân đổ xăng tại một cây xăng ở quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Ảnh: MINH PHONG

Nhà nước và doanh nghiệp tham gia dự trữ

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương và đơn vị tư vấn lập Quy hoạch lưu ý: Quy hoạch phải phân loại rõ hệ thống cung ứng, dự trữ xăng dầu, khí đốt để có cơ chế vận hành tương ứng với các tình huống biến động thị trường, không thể phụ thuộc hoàn toàn vào nhà nước hay khoán trắng cho doanh nghiệp…

Theo Phó Thủ tướng, cơ chế, chính sách để thực hiện Quy hoạch cần phân định rõ vai trò nhà nước, xã hội hóa, các cơ sở lọc hóa dầu trong nước...; trách nhiệm cụ thể của từng bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp khi thực hiện. "Hệ thống kho dự trữ tư nhân, doanh nghiệp phục vụ mục đích kinh doanh, thương mại hay dự trữ quốc gia phục vụ tình huống khẩn cấp phải được xác định rõ về cơ chế quản lý, điều hành, điều phối; bảo đảm đồng bộ, thống nhất, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, nhà nước, địa phương và người dân" - Phó Thủ tướng nêu rõ.

Nêu lại bài học thiếu hụt xăng dầu cuối năm 2022, đầu năm 2023, Phó Thủ tướng nhấn mạnh Quy hoạch là "xương sống", năng lượng huyết mạch cho nền kinh tế; phải được tính toán dựa trên các yêu cầu thực tiễn. Đồng thời, cần giải quyết các "bài toán" về dự báo nhu cầu thị trường; phù hợp với những quy hoạch về đất đai, môi trường, năng lượng, giao thông, đô thị… "Không để xảy ra tình trạng thiếu - thừa cục bộ; cần tăng - giảm khối lượng dự trữ hợp lý, phù hợp với xu thế, kết nối với các trung tâm năng lượng tái tạo khác trên thế giới" - Phó Thủ tướng lưu ý.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng kế hoạch, dự án triển khai Quy hoạch sau khi được thông qua; hoàn thiện các quy định pháp lý giám sát, cơ chế tài chính, điều phối… 

Cơ sở pháp lý để hiện đại hóa kho dự trữ

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định lưu ý đến "tính động", "tính mở" trong Quy hoạch vì liên quan sự thay đổi về công nghệ dự trữ, các loại nhiên liệu sử dụng trong tương lai. Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị tính đến xu hướng chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng tái tạo ngày càng mạnh mẽ...

Lãnh đạo Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết Quy hoạch được thông qua sẽ là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp mở rộng, hiện đại hóa hệ thống kho dự trữ xăng dầu hiện nay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo