xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xử sự theo"luật rừng"

NHÓM PHÓNG VIÊN

Ở một đất nước thượng tôn pháp luật nhưng trong nhiều vụ việc, nhiều người lại tự giải quyết theo kiểu "luật rừng", còn cơ quan chức năng thì lúng túng xử lý

Đến ngày 14-6, 6 hộ kinh doanh ở số 96 Trần Phú, phường Lộc Thọ, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vẫn bị một nhóm người dùng dây vây cửa hàng, khóa cửa, lấy gạch bít các ki-ốt.

Tự ý rào chắn để đòi đất

Sự việc xảy ra từ ngày 9-6. Trong lúc nhóm người bảo vệ ki-ốt ra sức ngăn chặn thì một số người ngang nhiên dùng gạch xây bít các ki-ốt.

Ông Lê Văn Hạnh, đang kinh doanh quầy hàng tạp hóa ở đây, cho biết số tài sản trong ki-ốt của ông gần 1 tỉ đồng nhưng bị rào chắn, không cho kinh doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ông Hạnh ký kết với ông Phan Văn Hiếu (địa chỉ ở phường Lộc Thọ) từ tháng 1-2016 đến tháng 1-2019. Các ki-ốt này được ông Hiếu xây dựng trên khu đất thuê của bà Hồ Thị Huệ (ngụ TP HCM). Ông Hạnh đã thanh toán trên 570 triệu đồng cho ông Hiếu đến tháng 1-2018.

Xử sự theoluật rừng - Ảnh 1.

Tự ý rào chắn không cho kinh doanh để đòi lại đất ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Ảnh: Kỳ Nam

Ông Lê Anh Đức (ngụ quận 9, TP HCM) - người chỉ đạo rào chắn 6 hộ kinh doanh này - cho biết lô đất 96 Trần Phú có giấy tờ hợp lệ của bà Hồ Thị Huệ. Bà Huệ có hợp đồng với ông Hiếu thuê đến tháng 3-2017. Tuy vậy, ông Hiếu không trả tiền thuê nhà, đất mà lại cho các hộ khác thuê đến năm 2019. Ông được bà Huệ ủy quyền để thu hồi lại lô đất này. "Chúng tôi đã tố cáo hành vi lừa đảo của ông Hiếu đến Công an tỉnh Khánh Hòa vì không trả tiền thuê đất. Thế nhưng, công an tỉnh cho rằng sự việc dân sự, phải ra tòa án để xử lý. Tài sản của chúng tôi mắc cớ gì chúng tôi phải ra tòa. Thực tế, ông Hiếu đã lừa các hộ dân, chúng tôi cũng chỉ đòi lại tài sản hợp pháp của mình" - ông Đức nói.

Công an TP Nha Trang xác nhận đã nắm được sự việc và yêu cầu công an phường xử lý. Tuy nhiên, để xử lý sự việc thì công an cũng rất… "đau đầu" vì rắc rối giải quyết quyền lợi giữa các bên.

Phá hoại tài sản để trả thù

Cách đây không lâu, chỉ qua một đêm, hơn 120 trụ tiêu chuẩn bị thu hoạch của gia đình ông Võ Thành (SN 1974; ngụ xã Ia Yok, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) bị kẻ gian vào phá tanh bành. Trước lúc vườn tiêu bị phá, có một hàng xóm hay trộm vặt bị ông Thành nhắc nhở. Do đó, ông nghi ngờ người này phá hoại để trả thù.

Sáng 10-5, bà Lương Thị Oanh (SN 1972; ngụ xã Ea Wy, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk) phát hiện gần 600 trụ tiêu trong rẫy của gia đình (ở khu vực Lồ Ô, xã Cư Amung, huyện Ea H’leo) bị khô ngọn, héo lá. Thiệt hại từ số tiêu bị chết này trên 400 triệu đồng. Cũng trong thời gian trên, anh Lê Văn Huân (SN 1980, ngụ cùng xã Ea Wy) phát hiện rẫy tiêu của nhà mình tại khu vực Lồ Ô cũng bị phá hoại 265 trụ, thiệt hại khoảng 200 triệu đồng.

Trước đó, ông Phan Thanh Hà (SN 1970; ngụ xã Ea Yông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) ra thăm vườn thì thấy hàng trăm trái sầu riêng non nằm la liệt dưới đất. Ông Hà khẳng định kẻ xấu dùng sào chọc rụng hơn 2,5 tấn sầu riêng của gia đình rồi vứt lăn lóc dưới gốc cây nhằm mục đích phá hoại, thiệt hại hơn 100 triệu đồng.

Theo thượng tá Nguyễn Văn Lân, Phó trưởng Công an huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, hành vi phá hoại tài sản có xu hướng gia tăng. Chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ, thậm chí là anh em trong gia đình mâu thuẫn cũng xảy ra việc phá hoại tài sản. Dù vậy, thượng tá Lân thừa nhận nhiều vụ việc đi vào ngõ cụt, không tìm được đối tượng.

Nạn bảo kê lộng hành

Đắk Lắk cũng là tỉnh xảy ra nhiều vụ bảo kê nông sản, ép giá người bán. Vườn tiêu của ông Mai Xuân Long (ngụ xã Đray Bhăng, huyện Cư Kuin) đến 3 lần bị kẻ gian cắt sạch phần ngọn. Theo ông Long, trước đó ít ngày, gia đình nhận được điện thoại của người lạ khen vườn tiêu đẹp, nói sẽ bảo vệ với giá "hữu nghị" 10.000 đồng/trụ/năm đối với tiêu chưa cho thu hoạch, 30.000 đồng/trụ/năm tiêu đang cho thu hoạch. Nghĩ vườn nhà đã có người trông coi nên ông Long không đồng ý và kết cục là bị phá hoại.

Còn tại Lâm Đồng, ông Nguyễn Văn Thành, (ngụ xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai) phản ánh những kẻ bảo kê thường xộc vào các vườn sầu riêng ở xã để hỏi mua với giá thấp. Nếu chủ vườn không bán hoặc bán cho chủ khác thì sẽ bị chặn xe, gây khó dễ và vài ngày sau chắc chắn bị mất trộm. "Sau khi nhóm giang hồ đặt vấn đề mua sầu riêng nhưng giá thấp quá, gia đình tôi không đồng ý bán, vài hôm sau thì hàng rào lưới B40 của gia đình bị cắt và mất trộm hơn 1 tạ sầu riêng cùng 1 bình xịt thuốc" - ông Thành bức xúc.

Ông Đ.V.V (ngụ xã Hà Lâm, Đạ Huoai) cho hay cách đây khoảng 1 tuần, thương lái địa phương vào tận vườn thống nhất mua bán sầu riêng thì có 5-6 thanh niên vào gây sự khiến thương lái không dám mua. Ông V. bày tỏ: "Gia đình tôi có gần 300 gốc sầu riêng giống Ri6 và Thái, thương lái vào thỏa thuận 30.000 -35.000 đồng/kg nhưng các đối tượng này chỉ ra giá 25.000 đồng/kg. Tôi buộc phải bán để tránh rắc rối".

Gây bất an cho người dân

Luật sư Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa, cho rằng những vụ việc tự xử, giải quyết theo "luật rừng" có chiều hướng lan rộng ở nhiều địa phương gây mất an ninh trật tự, bất an cho người dân, rất cần có sự vào cuộc kịp thời của cơ quan chức năng. Đối với vụ việc rào chắn ki-ốt, luật sư Hà khuyến cáo: "Chỉ tòa án mới có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tranh chấp hợp đồng thuê tài sản hoặc đòi tài sản theo tố tụng dân sự".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo