xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xử phúc thẩm vụ án VNCB: 80 người vắng mặt không lý do

Bài và ảnh: Phạm Dũng

Các luật sư và bị cáo yêu cầu thay đổi thẩm phán, triệu tập một số người liên quan, trong đó có Trang “phố núi”…

Sáng 27-12, TAND Cấp cao tại TP HCM đã đưa vụ án Phạm Công Danh (SN 1965, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng (VNCB), nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) và các đồng phạm ra xét xử phúc thẩm.

Vụ án này có tới 27/36 bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ngoài ra, hàng chục người có quyền và nghĩa vụ liên quan khác cũng kháng cáo, trong đó có nhóm bà Trần Ngọc Bích (Giám đốc Công ty TNHH Tân Hiệp Phát). Trong số 162 người liên quan đến vụ án, có 8 người vắng mặt. Đáng chú ý, “đại gia” Hứa Thị Phấn (người bị khởi tố tại phiên tòa sơ thẩm) cũng vắng mặt nhưng ủy quyền cho người đại diện theo quy định pháp luật. HĐXX cho biết phiên tòa có 80 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng không lý do.

Luật sư của bị cáo Phạm Công Danh đề nghị phải có mặt 2 nhân vật mấu chốt của vụ án là bà Phạm Thị Trang (tức Trang “phố núi”) và bà Hứa Thị Phấn.

Các bị cáo Phạm Công Danh, Phan Thành Mai (nguyên Tổng Giám đốc VNCB), Hoàng Đình Quyết (nguyên Giám đốc VNCB Chi nhánh Lam Giang) và luật sư đã yêu cầu đổi thẩm phán Huỳnh Thanh Duyên vì thẩm phán này là chủ tọa phiên tòa xét xử bị cáo Võ Văn Minh (ngụ Tiền Giang; can tội “Cưỡng đoạt tài sản” của Tân Hiệp Phát) nên sẽ không khách quan.

Nhiều yêu cầu đã được các bị cáo đưa ra tại phiên tòa phúc thẩm
Nhiều yêu cầu đã được các bị cáo đưa ra tại phiên tòa phúc thẩm

HĐXX cho rằng lý do mà các bị cáo nêu là không hợp lý nên bác bỏ.

Liên quan đến vụ án này, trước phiên xử phúc thẩm, TAND Cấp cao tại TP HCM đã gửi giấy ủy thác triệu tập bà Phạm Thị Trang tham gia phiên tòa để đối chất với bà Bích, bị cáo Danh...

Luật sư Hà Hải (bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh tại phiên tòa phúc thẩm) đề nghị: “Để vụ án được giải quyết một cách khách quan, đúng quy định của pháp luật, TAND Cấp cao tại TP HCM cần triệu tập người đại diện Công ty CP Phương Trang (nhóm Phương Trang) để tham gia phiên tòa phúc thẩm”.

Theo luật sư Hà Hải, triệu tập nhóm Phương Trang vì Ngân hàng TMCP Đại Tín do ông Hoàng Văn Toàn và bà Hứa Thị Phấn (nhóm Phú Mỹ) điều hành đã bị âm vốn và lỗ gần 8.000 tỉ đồng trước khi chuyển nhượng cho Phạm Công Danh. Việc âm vốn và lỗ số tiền khổng lồ này có trách nhiệm của nhóm Phương Trang.

Bên cạnh đó, nhóm Phương Trang, nhóm Phú Mỹ, Tập đoàn Thiên Thanh và bị cáo Phạm Công Danh có liên quan đến số tiền thất thoát tại Ngân hàng Đại Tín (sau này là Ngân hàng Xây dựng). Trong đó, nhóm Phương Trang còn nợ Ngân hàng Xây dựng số tiền rất lớn nên cần làm rõ những vấn đề có liên quan đến trách nhiệm của bị cáo Phạm Công Danh, nhóm Phú Mỹ, nhóm Phương Trang tại phiên phúc thẩm.

Luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh) nói: “Việc có mặt của bà Trang tại phiên tòa rất quan trọng để xác định rõ sự thật trong các khoản vay nợ. Tuy nhiên, thủ tục ủy thác tư pháp bị chi phối bởi điều kiện giấy triệu tập này được gửi theo hồ sơ ủy thác tư pháp của VKSND Tối cao. Thông qua VKSND Tối cao, hồ sơ sẽ được gửi cho cơ quan có thẩm quyền của Mỹ mới đúng thủ tục. Bên cạnh đó, nếu triệu tập bà Trang với tư cách nhân chứng thì theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, muốn triệu tập nhân chứng thì phải bảo đảm họ không bị bắt giữ và tạo điều kiện cho họ xuất cảnh. Trong văn bản ủy thác tư pháp không đề cập đến vấn đề này nên bà Trang không có mặt”.

Về việc bị cáo Phạm Công Danh yêu cầu đối chất với ông Trần Quý Thanh (Tập đoàn Tân Hiệp Phát), luật sư Hà Hải giải thích: “Số tiền 5.000 tỉ đồng mà ông Trần Quý Thanh và bà Trần Ngọc Bích cho ông Phạm Công Danh vay, tiền lãi mà ông Danh phải trả khoảng 3.000 tỉ đồng cần được tiếp tục làm rõ tại phiên phúc thẩm”.

Gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng

Ngày 9-9, TAND TP HCM đã tuyên phạt Phạm Công Danh mức án 30 năm tù. Ngoài ra, 35 bị cáo khác cũng bị tuyên từ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 22 năm tù.

TrustBank, tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Rạch Kiến, có vốn điều lệ là 3.000 tỉ đồng do nhóm cổ đông Phú Mỹ làm đại diện. Từ ngày 9-2-2012 đến 10-7-2012, TrustBank bị Ngân hàng Nhà nước thanh tra, kết luận thực trạng tài chính là rất xấu, vốn sở hữu bị âm 2.854 tỉ đồng, lỗ lũy kế 6.061 tỉ đồng. Sau đó, TrustBank được tái cơ cấu, cho phép nhóm Phú Mỹ chuyển nhượng cổ phần cho nhóm cổ đông mới là Thiên Thanh (do Phạm Công Danh làm đại diện). Ngày 23-5-2013, TrustBank được đổi thành Ngân hàng Xây dựng Việt Nam. Kể từ khi nhóm Thiên Thanh quản trị, điều hành thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng này không hiệu quả, gây thiệt hại 9.133 tỉ đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo