xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xin bình đẳng

Hoài Phương

Mới nghe tưởng nhầm nhưng hóa ra là chuyện thật: Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đề nghị được đối đãi bình đẳng như với các thành phần kinh tế khác!

Đó là đề nghị của ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), tại hội nghị toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2016-2020 diễn ra mới đây. “Mọi người cứ cảm nhận DNNN được ưu ái nhiều. Chúng tôi chỉ mong được bình đẳng với các DN thuộc thành phần kinh tế khác” - ông Chi kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và nói rõ hơn về sự bình đẳng ấy: Được kinh doanh những ngành nghề, lĩnh vực pháp luật không cấm, giống như các DN khác bởi hiện tại, DNNN chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.

Năm 2001, DNNN được đầu tư, kinh doanh ở 60 ngành nghề, lĩnh vực; đến nay, sau 15 năm, số ngành nghề, lĩnh vực DNNN được phép tham gia chỉ còn 20. Có lẽ đây là một trong những lý do khiến không ít lãnh đạo DNNN kêu ca và đưa ra đề xuất như trên. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác trói chân DNNN, như: áp lực bảo toàn vốn (của nhà nước) quá lớn, mất vốn thì coi như… mất ghế; không toàn quyền quyết định về đường hướng đầu tư, sản xuất, kinh doanh; làm chủ “ảo” vì tất cả đều là của nhà nước… Chính vì vậy mà chủ DNNN thiếu động lực đổi mới quản trị, đẩy nhanh cổ phần hóa hoặc thoái vốn đầu tư ngoài ngành, nỗ lực nâng mức tăng trưởng hay sức cạnh tranh cho DN… Từ đó, DNNN dễ bị mang tiếng ù lì, chậm đổi mới và làm ăn kém hiệu quả.

Nói đi thì cũng phải nói lại. DNNN dù chỉ được đầu tư - kinh doanh ở những ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật cho phép nhưng đó hầu hết là những ngành nghề, lĩnh vực mà DNNN thống lĩnh hoàn toàn còn các thành phần kinh tế khác không được phép tham gia. Sự thống lĩnh đó kèm theo nhiều đặc quyền, đặc lợi trong tiếp cận vốn, tài nguyên khoáng sản, đất đai, thủ tục hành chính, mua sắm công… Bao năm qua, dù nỗ lực cải cách hành chính và lời kêu gọi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế chưa bao giờ ngưng nghỉ nhưng sự công bằng thực chất vẫn chưa thấy. Khu vực kinh tế tư nhân luôn chịu nhiều thiệt thòi, nhất là so với khu vực nhà nước. Họ kêu ca đã nhiều song tình hình chưa cải thiện mấy, trong khi đóng góp của khu vực dân doanh cho kinh tế - xã hội ngày một tăng. Đáng lo hơn là sự phân biệt đối xử hình thành ngay từ trong tư duy của các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền các địa phương, làm nảy sinh các nhóm DN thân hữu, có quyền năng tác động và chi phối chính sách, làm méo mó chính sách.

Ngược lại với sự ưu đãi đó, hiệu quả của DNNN nhìn chung không như kỳ vọng. Trong nhiều năm liên tục, báo cáo của Kiểm toán nhà nước cho thấy nhiều tập đoàn, tổng công ty quản lý nợ thiếu chặt chẽ dẫn đến nợ khó đòi lớn, sử dụng tài sản sau đầu tư không hiệu quả gây lãng phí vốn, thua lỗ trong đầu tư - kinh doanh...

Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu năm 2015, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới Sandeep Mahajan nhận xét: Tại Việt Nam thường nghe nói rất nhiều về sân chơi bình đẳng cho DN nhưng chưa bao giờ giữa DNNN và DNTN có sự bình đẳng!

Hãy bỏ hết các ưu đãi đi, để xem DNNN có muốn… bình đẳng nữa hay thôi!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo