xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ Chỉ đạo làm sai rồi... kêu oan: Đổ tội cho nhau

Bài và ảnh: Hồng Ánh

Khi đứng trước vành móng ngựa, thuộc cấp khai rằng chủ tịch huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên buộc họ làm sai, còn chủ tịch huyện lại cho rằng mình chỉ đạo đúng nhưng cán bộ cấp dưới không tuân thủ

Ngày 7-9, ngày thứ 2 của phiên sơ thẩm xét xử hàng loạt cán bộ huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên cố ý làm trái gây thiệt hại hơn 9,2 tỉ đồng trong việc hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt bằng dự án lọc dầu Vũng Rô bước sang phần xét hỏi.

Không dám chống lệnh cấp trên

Trước tòa, bị cáo Huỳnh Ngọc Sương (thời điểm xảy ra sai phạm là phó chủ tịch UBND huyện Đông Hòa) khai mình biết rõ việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng theo Quyết định 806 của UBND huyện này khi chưa thẩm định, lấy ý kiến người dân là sai nhưng vẫn phải ký vì đó là chỉ đạo của ông Nguyễn Tài, lúc đó là chủ tịch UBND huyện Đông Hòa. “Tôi bảo thực hiện theo Quyết định 945 đúng quy trình nhưng anh Tài không đồng ý. Anh Tài nói cứ làm đi, tôi làm dự án trước đây cũng bỏ qua thủ tục có sao đâu. Rồi anh Tài chủ trì cuộc họp chỉ đạo hủy Quyết định 945 để thực hiện Quyết định 806” - bị cáo Sương khai nhận.


Bị cáo Nguyễn Tài tại phiên xét xử sơ thẩm vào ngày 7-9

Bị cáo Nguyễn Tài tại phiên xét xử sơ thẩm vào ngày 7-9

“Nếu không thực hiện sẽ bị quy vào tội không chấp hành cấp trên. Đã nhiều lần tôi phản đối nhưng bị cho là không chấp hành” - bị cáo Sương nói. Khi luật sư hỏi vì sao biết ông Tài chỉ đạo sai mà không tố cáo, bị cáo Sương trình bày: “Tôi không dám tố cáo. Tố cáo thì mất chức phó chủ tịch liền nên giờ phải chịu ra tòa thế này”.

Bị cáo Nguyễn Kỳ Tổng, nguyên Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Hòa, cũng khai nhận là tại cuộc họp giao ban với đầy đủ lãnh đạo, ban ngành của huyện vào ngày 6-12-2013, khi nghe ông Tài yêu cầu thực hiện theo Quyết định 806 thì ông và Nguyễn Văn Tiên, Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, đã phản đối. “Nhưng ông Tài vẫn kết luận: Không ai được có ý kiến khác nữa. Phải thực hiện chỉ đạo của tôi. Ai phản đối sẽ bị kỷ luật” - ông Tổng khai tại tòa.

Trong số 16 bị cáo ra tòa lần này, có đến 15 bị cáo là lãnh đạo, cán bộ huyện Đông Hòa vào thời điểm xảy ra vụ việc. Ngoại trừ bị cáo Nguyễn Tài, còn lại đều cho rằng biết mình làm sai nhưng đó là chỉ đạo của chủ tịch huyện nên phải thực hiện.

Đổ lỗi cho cấp dưới

Bước vào phần xét hỏi, ông Nguyễn Tài luôn cho rằng toàn bộ chỉ đạo của mình là đúng. Ông Tài thừa nhận Quyết định 806 về phương án bồi thường, hỗ trợ là không đúng quy trình vì chỉ là tạm thời để làm việc với nhà đầu tư, còn Quyết định 945 là đúng. Tuy nhiên, quyết định này chưa được Văn phòng UBND huyện Đông Hòa kiểm tra, ký nháy nên mới yêu cầu hủy để hoàn thiện Quyết định 806 và thực hiện. Khi người giữ quyền công tố hỏi vì sao phải hủy một quyết định đúng cả nội dung, quy trình, chỉ thiếu việc kiểm tra của văn phòng để thực hiện một quyết định sai, không đúng thủ tục, ông Tài lái sang hướng khác: “Vì các đối tượng được đền bù theo Quyết định 945 cũng thuộc các đối tượng trong Quyết định 806”.

Ông Tài cũng cho rằng mình không chỉ đạo thực hiện việc đền bù, hỗ trợ theo Quyết định 806 mà chỉ chỉ đạo hoàn chỉnh toàn bộ hồ sơ theo Quyết định 806. “Tôi chỉ đạo hoàn chỉnh hồ sơ theo Quyết định 806 nhưng anh em không thực hiện đúng chỉ đạo của tôi” - bị cáo Tài nói. Tuy nhiên, khi đại diện VKSND hỏi khi thực hiện việc đền bù theo Quyết định 806 thì đã đầy đủ thủ tục 12 bước theo quy trình chưa thì ông Tài lại cho rằng: “Khi các cơ quan chức năng trình và tôi kiểm tra thì đầy đủ nhưng không hiểu sao tại tòa, các bị cáo lại bảo chưa đầy đủ”.

Bị cáo Nguyễn Tài cho biết ông chỉ đạo thực hiện theo Quyết định 806 do có chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên, khi đại diện viện kiểm sát dẫn lại bút lục văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Yên nói rõ Quyết định 806 chỉ là tạm thời thì bị cáo Tài biện hộ: “Vì thế, tôi mới chỉ đạo hoàn chỉnh”. Bị cáo Tài cho rằng mình chỉ sai phạm về mặt hành chính, không chịu trách nhiệm hình sự và không chịu trách nhiệm về việc cấp dưới làm sai.

Ông đã có khiếu nại về kết luận điều tra nhưng chưa được trả lời. Tuy nhiên, khi đại diện viện kiểm sát hỏi về số tiền 500 triệu đồng mà bị cáo bồi thường cho vụ việc này, ông Tài lý giải “vì thấy thiệt hại nên cùng góp để bồi thường(!?)”.

“Ai khai chủ tịch huyện chỉ đạo thì bắn bỏ”

Tại tòa, bị cáo Lê Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Hòa Tâm (nơi bị giải tỏa cho dự án lọc dầu Vũng Rô), khai rõ về trường hợp ông Nguyễn Hữu Phí được bồi thường sai với số tiền trên 3,7 tỉ đồng. Ông Phí là chủ 11 thửa đất với diện tích trên 70.000 m2. Biết diện tích của mình vượt hạn mức được bồi thường, ông Phí đã nhờ ông Tài giúp đỡ để tách ra thành 5 chủ. Dù hiểu rằng khi đã hình thành dự án, việc tách chủ đất như thế là sai quy định nhưng ông Tài đã chỉ đạo trực tiếp cho ông Hoàng phải thực hiện. “Ông Tài đã đẩy tôi vào thế bí, bảo phải hợp thức hóa cho ông Phí. Ông Tài còn hăm dọa: Ai khai chủ tịch huyện chỉ đạo thì bắn bỏ” - ông Hoàng nói. Tuy nhiên, tại tòa bị cáo Tài phủ nhận.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo