xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ cắt cây rừng khô bị xử “trộm cắp tài sản”: Bản án sai sót quá nhiều

Bài và ảnh: Hoàng Thanh

Chiều 14-3, TAND tỉnh Kon Tum đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án Phan Tiến Dũng và đồng bọn về tội trộm cắp tài sản.

Theo hồ sơ vụ án, Phan Tiến Dũng, cán bộ của Ban Quản lý rừng đặc dụng Đắk Uy, đã để Lê Quốc Khánh cùng Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Văn Thụ, Nguyễn Ngọc Bình (ngụ xã Đắk Mar, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum) vào rừng cưa cây gỗ đã chết khô. Khi bị phát hiện, nhóm cưa cây cùng chạy về nhà và bị bắt giữ, tạm giam 9 ngày; riêng Dũng được tại ngoại. Theo kết quả giám định, cây mà nhóm Khánh cưa là gỗ trắc đã chết khô. Riêng khúc gỗ mà nhóm lấy có khối lượng 0,123 m3, trị giá hơn 19 triệu đồng.

Phiên tòa phúc thẩm xét xử các bị cáo cắt cây rừng khô
Phiên tòa phúc thẩm xét xử các bị cáo cắt cây rừng khô

Tháng 9-2016, TAND huyện Đắk Hà xử sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Lê Quốc Khánh 15 tháng tù; Nguyễn Văn Bảy 14 tháng tù; Nguyễn Ngọc Bình, Nguyễn Văn Thụ và Phan Tiến Dũng mỗi bị cáo 12 tháng tù cùng về tội “Trộm cắp tài sản”. Các bị cáo cùng kháng cáo và cho rằng mình chỉ phạm tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng chứ không phạm tội “Trộm cắp tài sản”.

Tại phiên tòa phúc thẩm, các luật sư (LS) bào chữa cho 5 bị cáo khẳng định bản án sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng Bộ Luật Tố tụng Hình sự, đề nghị HĐXX tuyên hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ vụ án.

Theo LS Lê Văn Hoan (Đoàn Luật sư TP HCM), khi xét xử, cấp sơ thẩm không tuân theo pháp luật. Trong vụ án này có 2 kết luận điều tra, một kết luận số 30 ngày 19-8-2016 và một kết luận số 31 ngày 20-8-2016. Việc giao và nhận các quyết định trong tố tụng không đúng thực tế bởi thời gian bắt đầu và kết thúc ngược nhau. Trong hồ sơ vụ án, hầu hết các biên bản lấy lời khai đều không đóng dấu của Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk Hà là vi phạm nhưng HĐXX cấp sơ thẩm cũng bỏ qua và cho rằng điều này không nghiêm trọng. Bản án sơ thẩm ban hành ra sau đó lại đính chính, bổ sung. Trong khi đó, đến thời điểm hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào cho phép đính chính, bổ sung.

Đặc biệt, đối với bị cáo Nguyễn Ngọc Bình, đến thời điểm hiện tại chỉ nhận quyết định khởi tố số 53 ngày 22-7-2016 của Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk Hà. Trong quyết định này, phần lý lịch ghi tên bị can Nguyễn Ngọc Bình nhưng phần quyết định khởi tố lại ghi tên Lê Quốc Khánh nên LS Hoan cho rằng bị cáo Bình vẫn chưa bị khởi tố. “Trong quy định của pháp luật, một người chỉ bị điều tra, truy tố, xét xử khi có quyết định khởi tố bị can. Tuy nhiên trong vụ án này, anh Nguyễn Ngọc Bình chưa bị khởi tố, việc cấp sơ thẩm xét xử đã vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng và quyền cơ bản của con người” - LS Hoan nói.

Sau khi nghị án, HĐXX cho rằng quyết định khởi tố số 53 là tình tiết mới, chưa được làm rõ nên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra lại.

100 lỗi chính tả

Theo LS Hoan, bản án cấp sơ thẩm có rất nhiều lỗi chính tả, viết câu không chủ ngữ, viết hoa tùy tiện. “Một bản án sai sót khoảng 100 lỗi chính tả như thế thì chắc có lẽ TAND Tối cao nên mời giáo viên dạy văn về dạy lại” - LS Hoan nói. Tuy nhiên, đại diện VKSND tỉnh Kon Tum cho rằng việc sai sót, nhầm lẫn này không ảnh hưởng tới nội dung vụ án.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo