xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ùn ùn trẩy hội

Mạnh Duy - Nguyễn Hưởng

Trên 600.000 người dự khai hội chùa Hương l Rùng rợn lễ hội khai đao chém lợn làng Ném Thượng

Mùa lễ hội năm 2015 đã bắt đầu khi hôm qua, 24-2 (mùng 6 Tết), người dân khắp nơi trong cả nước đã đổ xô đến các điểm lễ hội dâng hương cầu phúc, an lành cho năm mới.

Rồng rắn đến chùa Hương

Hơn 600.000 người đã về dự ngày khai hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội). Theo ghi nhận của chúng tôi, trước một lượng khách quá đông nhưng tình trạng chen lấn, xô đạp đã không xảy ra. Tuy nhiên, các ga cáp treo lên chùa bị quá tải. Du khách rồng rắn xếp hàng mua vé, nhiều người chờ hàng giờ vẫn chưa đến lượt mình.

Điểm đáng ghi nhận trong ngày đầu của lễ hội chùa Hương năm nay là diễn ra khá trật tự. Ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội - cho biết nhờ bố trí lực lượng kiểm tra liên ngành nên không xảy ra việc các cơ sở kinh doanh, đặc biệt là các nhà hàng ăn uống, gây mất trật tự, mỹ quan. Hiện tượng bày bán thịt thú rừng ở các quán ăn, treo thịt sống gây phản cảm đã không còn như mọi năm. Vài cơ sở kinh doanh lén lút bày bán thú rừng lập tức bị lực lương chức năng lập biên bản thu giữ hàng hóa, xử phạt tại chỗ.

 

Du khách xếp hàng mua vé cáp treo vào chùa HươngẢnh: MẠNH DUY

Du khách xếp hàng mua vé cáp treo vào chùa Hương - Ảnh: MẠNH DUY

 

Theo ông Nguyễn Văn Hậu, đây là năm đầu tiên thiết lập “Kỷ cương và văn minh du lịch” ở chùa Hương nên cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động của huyện và TP Hà Nội đã được tăng cường làm nhiệm vụ. Đặc biệt, các tổ công tác 141 xử lý nhanh vi phạm giao thông và trật tự cũng được tăng cường từ cửa ngõ của huyện Mỹ Đức và xã Hương Sơn nên hiện tượng “cò mồi”, chèo kéo khách giảm hẳn.

Dịch vụ đổi tiền lẻ, “chặt chém” du khách cũng không còn. Khi vào đến tận suối Yến mới có hiện tượng các hộ kinh doanh dọc hai bên Bến Đúc hét giá tiền gửi xe của du khách.

Chị Nguyễn Hiền Diệu, ngụ TP Hà Nội, nhận xét: “Giá các dịch vụ ăn, nghỉ vào ngày khai hội ở chùa Hương luôn được nâng lên do lượng khách tham quan quá đông. Tuy nhiên, giá cả năm nay cũng không quá đắt tới mức “cắt cổ” như các mùa lễ hội trước”.

Hò reo chém lợn

Trái ngược với hình ảnh đi chùa dâng hương, cầu phúc, một lễ hội nhuốm màu bạo lực đã diễn ra tại làng Ném Thượng (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). Đó là lễ hội chém lợn.

Hàng ngàn người đã đổ xô về làng Thượng để xem cảnh chém lợn. Đúng 9 giờ ngày 24-2, như tục lệ, “ông lợn” được rước quanh làng để mọi người sờ vào cầu may. Đến 12 giờ, “ông lợn” được về đến sân đình Thượng.

Lúc này, sân đình đã chật kín người dân và du khách. Sau khi tướng cờ làm lễ phất cờ, 2 thủ đao chính thức “khai đao chém lợn tế thánh”. Người xem phấn khích reo hò khi 2 “đao thần” giơ đao chém xuống đầu “ông lợn”. Nhiều người sau đó quết tiền vào máu “ông lợn” bị chém với hy vọng năm mới thật nhiều may mắn. Ngay sau đó, phần thân và đầu “ông ỉn” được đưa ra sân sau làm cỗ cúng Thành hoàng Làng.

Lễ hội chém lợn làng Ném Thượng bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, vị tướng Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hằng năm, người dân mở hội chém lợn để tưởng nhớ người có công khai khẩn đất đai.

Đã có rất nhiều ý kiến về việc hủy bỏ lễ hội nhuốm màu bạo lực này. Trước đó, Tổ chức Động vật châu Á kêu gọi dừng lễ hội, bởi việc chém những con lợn còn đang sống khỏe mạnh là đối xử tàn ác đối với động vật. Quan trọng hơn, những hình ảnh bạo lực của lễ hội làm trơ lì cảm xúc của người xem khi chứng kiến cách thức động vật bị đối xử dã man, đặc biệt là trẻ em.

Ông Nguyễn Đăng Thức, Phó trưởng Ban Tổ chức lễ hội, cho biết sau khi có nhiều dư luận trái chiều, các ban, ngành liên quan đã vận động thay đổi nghi lễ nhưng dân làng vẫn quyết định giữ lại tục xưa. Nhiều người trong làng xem việc chém lợn là niềm tự hào, là dịp để tái hiện lịch sử, tưởng nhớ đến vị anh hùng ngày nào.

 

Cảnh cướp lộc ở lễ hội đền GióngẢnh: Nguyễn Hưởng

Cảnh cướp lộc ở lễ hội đền GióngẢnh: Nguyễn Hưởng

 

Hỗn loạn cướp lễ vật đền Gióng

Ngày 24-2, đại tá Trần Quang Huy, Trưởng Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội), cho biết lực lượng công an đã phải can thiệp để ổn định tình hình hỗn loạn xảy ra tại lễ hội đền Gióng. Lễ hội đền Gióng diễn ra trong 3 ngày (từ mùng 6 đến mùng 8 Tết) tại Khu Di tích đền Sóc, thờ Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng) với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.

Sáng sớm 24-2, khi kiệu hoa tre mới chỉ vào tới đền Thượng (tới đền Hạ mới kết thúc nghi lễ) thì bất ngờ bị hàng chục thanh niên thiếu ý thức xông vào cướp lễ vật để “lấy may”. Các thanh niên này thậm chí còn dùng gậy để vụt vào đội bảo vệ kiệu, chen lấn xô đẩy cả người già, trẻ nhỏ. Những người khiêng kiệu ra sức bảo vệ kiệu và chống trả các thanh niên thiếu ý thức. Tình trạng ẩu đả diễn ra hỗn loạn, vượt khỏi sự kiểm soát của ban tổ chức, buộc lực lượng công an phải can thiệp.

Bước đầu, cơ quan công an xác định giữa nhóm người giữ lộc và các thanh niên cướp lộc xảy ra va chạm. Công an huyện Sóc Sơn đã kiến nghị ban tổ chức có biện pháp chấn chỉnh, bảo đảm an ninh trong những ngày tới.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo