xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tù mù chất lượng dược liệu

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Sống trên “rừng dược liệu” với gần 6.000 loại nhưng hằng năm, Việt Nam vẫn nhập khẩu hơn 80% dược liệu được sử dụng, trong đó 70%-80% không rõ nguồn gốc.

Việc quản lý chưa chặt chẽ khiến nhiều dược liệu đang bị làm giả, trộn rác, xi-măng, nhuộm và bảo quản bằng hóa chất độc hại… đe dọa sức khỏe người bệnh.

Chảy máu “quốc bảo”

Theo thống kê của Viện Dược liệu - Bộ Y tế, đến nay, Việt Nam đã ghi nhận hơn 5.100 loài thực vật và nấm, hơn 400 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc. Trong số đó, khoảng 70 loài có tiềm năng khai thác với tổng trữ lượng khoảng 18.000 tấn/năm như diếp cá (5.000 tấn), cẩu tích (1.500 tấn), lạc tiên (1.500 tấn), rau đắng đất (1.500 tấn)... “Chúng ta cũng may mắn sở hữu nhiều loài dược liệu quý, hiếm, đặc hữu như sâm Ngọc Linh, ba kích, châu thụ, ngân đằng... Trong quá trình điều tra về tri thức bản địa, chúng ta đã tổng hợp được danh mục các loài cây thuốc từ cộng đồng các dân tộc và thu thập, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước” - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói.


Phần lớn nguyên liệu làm thuốc của Việt Nam phải nhập khẩu

Phần lớn nguyên liệu làm thuốc của Việt Nam phải nhập khẩu

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Y tế cũng thừa nhận từ lâu, nhiều nguồn gien quý hiếm, “quốc bảo” về dược liệu mà núi rừng và thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam đã và đang chảy máu, nhiều loại tuyệt chủng. Hiện Việt Nam chỉ còn 206 loài cây dược liệu có thể khai thác tự nhiên, trong khi có trên 5.000 loài cây dược liệu và nấm có thể dùng làm thuốc đã được tìm thấy. Đối với những loại dược liệu còn tìm thấy, Việt Nam cũng chưa phát huy được ưu điểm của các loài cây dược liệu đã có, như sâm Ngọc Linh có hàm lượng hoạt chất cao hơn nhân sâm Triều Tiên nhưng hầu hết dùng để... ngâm rượu và chưa đầu tư nuôi trồng, nghiên cứu, phát triển thương mại được nhiều. Cây thông đỏ Lâm Đồng có hàm lượng hoạt chất chữa ung thư cao nhất thế giới nhưng chúng ta vẫn chưa sản xuất được loại thuốc sử dụng hoạt chất này, trong khi thế giới đã làm được từ năm 1994. Cây hoàng liên trước kia là đặc trưng của dãy núi Hoàng Liên Sơn nhưng nay chỉ tìm thấy dạng dấu tích.

Lý giải về việc sống trên “rừng dược liệu” mà lại phải nhập hàng chục ngàn tấn dược liệu, Bộ Y tế cho biết hiện việc bảo tồn, khai thác và phát triển tiềm năng nguồn dược liệu trong nước chưa được quan tâm đúng mức và còn gặp nhiều khó khăn. Việc nuôi trồng, phát triển các vùng chuyên canh cây dược liệu vẫn ở mức nhỏ lẻ, thiếu quy mô nên tổng sản lượng dược liệu được trồng trọt hằng năm ở nước ta chỉ được khoảng 5.000 tấn, tập trung chủ yếu vào một số loại cây truyền thống như: thanh hao hoa vàng, mã đề, ngưu tất, sa nhân, đương quy, lô hội, diệp hạ châu... Việc khai thác vô tội vạ nguồn dược liệu thiên nhiên trong nước lại chủ yếu là xuất lậu, xuất thô với giá rẻ mạt sang biên giới để nước ngoài tinh chế thành các loại thuốc có công dụng hữu hiệu, giá trị kinh tế cao.

Nhiều loại giả, không rõ nguồn gốc

Theo ông Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền - Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam dùng khoảng 60.000-80.000 tấn dược liệu cho sản xuất thuốc và chữa bệnh, trong đó có 80% là nhập khẩu và phần lớn được nhập theo đường tiểu ngạch từ Trung Quốc nên chất lượng không bảo đảm. Thống kê năm 2015 cho thấy trong số gần 50.000 tấn dược liệu được nhập khẩu thì chỉ có 14.000 tấn bảo đảm chất lượng vì được nhập theo đường chính ngạch. Trong khi đó, Cục Quản lý dược cho biết do dược liệu nhập chủ yếu qua đường tiểu ngạch và được nhập như nông sản nên khó có thể đủ tiêu chuẩn để làm thuốc chữa bệnh. Thực tế, qua kiểm tra của cơ quan chức năng đã phát hiện rất nhiều loại dược liệu, thuốc đông y giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thậm chí còn bị tẩm ướp các hóa chất bảo quản độc hại hoặc thêm các tạp chất khác để tăng trọng lượng. Có nhiều dược liệu bị nhầm loài như củ sắn bị làm thay cho củ mài hoặc cùng một loài nhưng có thể khác nhau về loại (cây đực - cái); nhân trần thì nhầm với bồ bồ. Nguyên nhân do việc thông quan dược liệu qua cửa khẩu còn nhiều hạn chế. Tại các cửa khẩu, cán bộ hải quan chỉ kiểm tra được số lượng, trọng lượng bao hàng mà không kiểm tra được chất lượng các dược liệu.

Trước đó, Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương phối hợp với Cục Y dược cổ truyền đã kiểm tra các dược liệu có nghi ngờ về chất lượng tại các bệnh viện y học cổ truyền và các công ty xuất nhập khẩu dược liệu trên toàn quốc. Kết quả, trong số 109 mẫu (phần lớn được lấy từ khu vực cửa khẩu biên giới với Trung Quốc) thì 56 mẫu không đạt chất lượng, trong đó có 24 mẫu là dược liệu nhầm lẫn, giả mạo đã được đưa vào sử dụng trong các cơ sở y tế công lập. Nhiều dược liệu giả, nhầm loài như: bạch linh làm từ cacbonat, thỏ ty tử có trộn bột xi-măng hoặc hóa chất vô cơ và hồng hoa phát hiện chất gây ung thư. Các dược liệu giả, dược liệu bị nhầm loài thường được thay thế bằng những loài khác rẻ tiền hơn, chênh lệch cả triệu đồng/kg hoặc có giá trị chỉ bằng 22%-30% so với dược liệu thật; một số dược liệu bị nhuộm màu, không có hoạt chất.

Theo ông Phạm Vũ Khánh, Cục Quản lý y dược cổ truyền đã lên danh sách 65 loại dược liệu sử dụng nhiều trong các cơ sở điều trị, kinh doanh và yêu cầu các cơ sở phải có mẫu loài đối chứng, tránh sử dụng nhầm lẫn hoặc dược liệu giả đối với 65 dược liệu này; danh sách 25 loại dược liệu yêu cầu phải có phiếu kiểm nghiệm (là các mẫu từng bị phát hiện hoạt chất kém, không bảo đảm chất lượng điều trị). Cũng vấn đề này, một số chuyên gia về dược liệu cho biết đang có tình trạng “siêu tách chiết” hoạt chất dược liệu từ Trung Quốc, như tách hoạt chất từ cam thảo làm thuốc viên chữa ho, tách chiết chất màu từ hồng hoa hay tách hoạt chất từ đan sâm, tam thất làm thuốc viên điều trị huyết áp, dự phòng chứng đau thắt ngực, giảm béo...

Trộn tân dược vào đông dược

TS Nguyễn Đăng Lâm, Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, cho biết quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng không chỉ phát hiện thuốc không đạt chất lượng, chiết hoạt chất, trộn lẫn thuốc nhập lậu kém chất lượng... mà còn có tình trạng trộn lẫn tân dược vào đông dược. Điển hình như paracetamol được pha trong đông dược điều trị cảm sốt; corticoid trộn trong đông dược trị khớp và sidenafil trộn trong đông dược có tác dụng bổ dương, tăng cường sinh lực cho nam giới...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo