xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tự chủ ngân sách, tại sao không?

Lê Đăng Doanh

Nếu tự chủ ngân sách, các địa phương sẽ phát huy nhiều sáng kiến, năng động, ít ỷ lại và trông chờ vào điều tiết ngân sách từ trung ương

Ngân sách nhà nước, nhất là ngân sách trung ương, đang gặp khó khăn lớn, Chính phủ đã phải vay trong và ngoài nước để bảo đảm nhu cầu chi thường xuyên. Vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội dự kiến điều chỉnh phân bổ ngân sách cho các địa phương. Trong đó, các tỉnh - thành có nguồn thu lớn, đóng góp cho ngân sách trung ương bị điều tiết mạnh, gây khó khăn lớn như Hà Nội, TP HCM, Bình Dương...

Phải sớm giảm chi thường xuyên

Hiện nay, trong 63 tỉnh, thành thì chỉ có 13 địa phương không chỉ tự cân đối ngân sách mà còn đóng góp cho ngân sách trung ương; 50 tỉnh, thành còn lại được ngân sách trung ương hỗ trợ. Mới đây, Quảng Nam đã tự cân đối ngân sách và dự kiến năm 2017 có đóng góp cho ngân sách trung ương. Nhưng những tỉnh lớn như Thanh Hóa, Nghệ An... vẫn nhận điều tiết ngân sách trên quy mô lớn.


TP HCM cần nguồn ngân sách rất lớn để cải thiện cơ sở hạ tầng Ảnh: HOÀNG TRIỀU

TP HCM cần nguồn ngân sách rất lớn để cải thiện cơ sở hạ tầng Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Trước hết, tỉ lệ chi thường xuyên trong ngân sách lên đến khoảng 70% tổng số chi trong một số năm gần đây là quá cao và không thể bền vững. Bộ máy quá cồng kềnh, trùng lắp, kỷ luật chi ngân sách rất lỏng lẻo từ trung ương đến địa phương làm cho ngân sách bị quá tải nặng, bội chi rất cao, phải đi vay để chi thường xuyên là tình trạng không thể chấp nhận và không được để kéo dài thêm nữa.

Chúng ta rất cần một phương án tái cơ cấu ngân sách đi liền với cải cách bộ máy, tinh giản mạnh biên chế, tiết kiệm tối đa tất cả các khoản chi tiếp khách, tham quan, nghiên cứu nước ngoài... Cần thực hiện công khai, minh bạch, cụ thể từng khoản chi, người chi theo nguyên tắc “chi tiền của người dân phải biết và giám sát”, trách nhiệm giải trình phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế. Bằng cách đó, từng bước cần đưa tỉ lệ chi thường xuyên về mức nguồn thu thực tế có thể cân đối được, vào khoảng 55%-60% tổng chi ngân sách.

Hướng tới cạnh tranh thu - chi

Trong quan hệ điều tiết ngân sách trung ương cho địa phương, cần bảo đảm nguyên tắc các khoản điều tiết đó chủ yếu nhằm duy trì những khoản chi về y tế, giáo dục, bổ sung cho đầu tư về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở mức độ hợp lý; còn chi để nuôi bộ máy, nguồn thu của địa phương cơ bản phải tự cân đối. Tỉnh nghèo, thu thấp thì phải chấp nhận chi tiết kiệm hơn tỉnh giàu, bộ máy phải tinh gọn hơn. Không thể tiếp tục tình trạng tỉnh nghèo, sống chủ yếu bằng điều tiết ngân sách mà vẫn giữ bộ máy cồng kềnh. Tỉnh không có ngành công nghiệp nhưng vẫn có sở công nghiệp to đùng, xài sang. Đã xuất hiện những nghịch lý, đó là không ít tỉnh nghèo vẫn đầu tư quá nhiều, để lại những khoản nợ rất lớn.

Việc điều tiết quá mức từ các tỉnh, thành có nguồn thu lớn đã gây ra những bất hợp lý và phản tác dụng. Các tỉnh, thành đó không đủ nguồn vốn cần thiết để xây dựng kết cấu hạ tầng, có nguy cơ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và nguồn thu ngân sách của các địa phương và cả nước. Mức hợp lý cần được hình thành trên cơ sở thảo luận dân chủ, cầu thị của các bên liên quan.

Về lâu dài, cần thay đổi nguyên tắc phân cấp ngân sách hiện nay. Theo đó, chính quyền địa phương không được tự chủ về các khoản thu và mức thu sang chế độ tự chủ ngân sách. Trên nguyên tắc đó, các địa phương sẽ phát huy nhiều sáng kiến, năng động, ít ỷ lại và trông chờ vào điều tiết ngân sách từ trung ương. Các địa phương sẽ cạnh tranh với nhau về hiệu quả thu - chi ngân sách, chế độ phúc lợi; người dân sẽ có quyết định ở nơi thu thuế thấp hơn nhưng dịch vụ công cao hơn. Chế độ này đã được thực hiện rất hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới.

Tóm lại, không thể tiếp tục duy trì tình trạng mất cân đối trầm trọng như hiện nay bằng cách điều tiết mạnh hơn của những tỉnh, thành có nguồn thu lớn trong khi tiếp tục những khoản chi lãng phí, bất hợp lý. Phải tái cơ cấu ngân sách và điều chỉnh quan hệ điều tiết ngân sách trung ương - địa phương.

Thay đổi tư duy đầu tư dàn đều

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, cho rằng phải thay đổi tư duy đầu tư dàn đều, xếp hàng, trong khi đang rất cần đầu tư trọng điểm để tạo động lực như Hà Nội, TP HCM. Khi những nơi này đã phát triển mạnh thì sẽ dẫn dắt, hỗ trợ các địa phương khác. Những bài học xây dựng các động lực của nền kinh tế như Thâm Quyến của Trung Quốc rất đáng học tập.

Nguyên nhân được trung ương nêu ra là nguồn thu của cả nước giảm nên giảm nguồn ngân sách được giữ lại của các TP lớn chứ không phải TP lớn thu được ít thì giảm thu. Hà Nội đặt ra các chỉ tiêu phát triển trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong thực hiện nếu ngân sách để lại bị cắt giảm. Hà Nội thuận lợi phát triển du lịch mà đầu tư cho du lịch sẽ có thêm lợi ích là được hạ tầng cho công nghiệp, bảo vệ môi trường, giải quyết việc làm tại chỗ... Với mong muốn du lịch đông khách thì hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội rất cần được đầu tư. Hà Nội mong muốn trung ương xem xét tăng mức ngân sách Hà Nội được để lại, có thể là khoảng 35%-37%.

P.Nhung

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo