xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trụ sở to làm chi khi dân còn nghèo, trường còn rách nát!

Duy Quốc

(NLĐO) - “Dân thì đói khổ, học sinh không có chỗ để học, có những điểm trường rách nát, các em phải ăn khoai sắn đến trường. Vậy mà trụ sở UBND phường - xã, quận - huyện chiếm hàng mấy ngàn mét vuông, xây đẹp khỏi chê". Bạn đọc Phan Hùng chia sẻ.

img
Học sinh tiểu học huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi tá túc trong những căn lều tạm. Ảnh: CAND.com.vn

Bài viết “Trụ sở nhiều tỉnh to như cung điện” đăng trên Báo Người Lao Động ngày 20-9 thu hút hàng chục ngàn lượt truy cập. Đây cũng là thông tin thời sự nổi bật trong tuần được bạn đọc gửi ý kiến tranh luận nhiều nhất, trên 150 ý kiến. Phát biểu của ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc về vấn đề này tại buổi họp ngày 19-9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khơi mào bức xúc của người dân.

Khắp nơi xây dựng trụ sở to, bề thế

Trong ý kiến gửi đến Báo Người Lao Động, rất nhiều bạn đọc đã chỉ đích danh trụ sở UBND các tỉnh xây to quá mức cần thiết. Theo một bạn ở tỉnh Hậu Giang, trong bối cảnh vừa tách tỉnh, còn ngổn ngang nhiều thứ phải chăm lo, đầu tư thì tỉnh ủy cho xây trụ sở bề thế, từ ngoài đường nhìn vào không ai nghĩ Hậu Giang vẫn đang là tỉnh nghèo. Một bạn đọc khác tên Long cung cấp thêm thông tin trụ sở UBND tỉnh mới xây xong to đùng, quy mô còn hơn cả cung điện, phương tiện làm việc rất hiện đại, đắt tiền.

Nhưng không chỉ cấp tỉnh, trụ sở UBND cấp huyện, các sở, ngành cũng bề thế không kém. Bạn đọc Cang Ông chỉ rõ nhiều cơ quan ở Tiền Giang xây trụ sở không tiếc tiền. Cang Ông dẫn chứng: “Trụ sở Cục thuế tỉnh Tiền Giang cao to khủng khiếp, nằm chen giữa khu nhà phố chật hẹp bé nhỏ của nhân dân TP Mỹ Tho trên đường Lý Thường Kiệt. Ở thị xã Gò Công, trụ sở UBND thị xã hoành tráng, sát bên, sân vận động và khu vui chơi thiếu nhi cỏ mọc hoang tàn. Mặc dù đã có bản thiết kế quy hoạch chi tiết khu sinh hoạt vui chơi cho thanh thiếu niên... trên 20 năm rồi nhưng vẫn chỉ là trên giấy. Họ chỉ lo chăm chút cho các trụ sở thôi”.

Một bạn đọc tên Giang cho biết trụ sở UBND huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông được xây nguy nga, có cả cái quảng trường rộng mênh mông. “Hiệu quả từ trụ sở to tới đâu người dân không biết,  chỉ thấy tối đến người ta trải chiếu bán hột vịt lộn, ốc, nhậu trước trụ sở. Ở cạnh đó là một  bệnh viện xây dựng 5 năm chưa xong và đã xuống cấp, cỏ mọc lên cả mái nhà mà không biết khi nào xong” – bạn đọc Giang nói thêm.

Bạn đọc Lê Tùng ở Quảng Ngãi chỉ thêm trụ sở làm việc của tỉnh nhà rất to. Ngay cả trụ sở Sở GD- ĐT tỉnh Quảng Ngãi cũng khá là bề thế. Thật là cay đắng khi giám đốc sở đi ô tô giá bạc tỉ dự khánh thành trường tiểu học giá...500 triệu đồng!

Dân còn khổ lắm!

Sẽ không có gì đáng nói chung quanh câu chuyện các tỉnh thi nhau xây trụ sở to, nếu tiền xây trụ sở không lấy từ ngân sách nhà nước. Bạn đọc cho rằng trong lúc cả nước ra sức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì hơn ai hết, lãnh đạo các tỉnh, huyện, các sở, ngành phải tính toán sử dụng ngân sách đầu tư sao cho hợp lý nhưng vẫn phát huy hiệu quả làm việc, chứ không phải làm trụ sở to để tô đẹp thêm cho chức quyền.

Đáng nói hơn là việc xây trụ sở to diễn ra trong bối cảnh năm học mới vừa khai giảng, học sinh từ vùng cao, miền núi đến vùng sâu, vùng xa thiếu trường, thiếu lớp, phải học trong nhà tạm, phải lụy đò tìm chữ, hằng bao đời nay không có được chiếc cầu bắc qua sông đến lớp.

img
Trẻ em vùng cao ở Quảng Ngãi học trong những trường tạm. Ảnh: Tienphong

Bằng chứng là trong khi trụ sở các cơ quan công quyền ở Quảng Ngãi xây dựng bề thế, tiện nghi thì ở một huyện nghèo vùng cao của tỉnh này - huyện Tây Trà, các em học sinh phải học trong các trường  tạm bợ, ăn ở nội trú trong những căn lều tồi tàn. Cả huyện Tây Trà hiện còn thiếu trên 30 phòng học, lớp học ở cả 3 bậc mầm non, tiều học và THCS. Chính quyền các xã đã phải dựng lớp tạm bằng mái tôn cũ, vách tre để các em đến học.

Trụ sở tỉnh, các cơ quan ở Hậu Giang, Tiền Giang và nhiều tỉnh khác ở ĐBSCL đã và đang được xây mới quy mô bề thế. Nhưng đây cũng là khu vực thiếu trường, lớp nhiều nhất cả nước. Hiện còn 140 xã ở ĐBSCL chưa có trường mầm non độc lập, phải học chung với tiểu học và mượn phòng học tạm. Riêng tỉnh Kiên Giang có hơn 1.800 điểm trường lẻ, phòng học nằm phân tán; trong đó nhiều điểm học không điện, nước, sân chơi, nhà vệ sinh…

Nói như vậy để thấy sự tương phản giữa trụ sở to – trường rách nát, tạm bợ đang diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước. Bạn đọc Tư Café đã rất bức xúc khi cho rằng: “Nhiều địa phương nghèo lắm, người dân ăn cơm độn sắn, trẻ em đi học không có sách vở, áo quần nhưng mỗi đời chủ tịch mới là một cuộc canh tân không những về nhân sự mà cả trụ sở. Họ đập cái cũ đi để xây cái mới to hơn, đẹp hơn, vị trí đắc địa hơn. Cùng với những "cung điện" mới đấy là đồ trang trí nội thất, xe cộ. Những thứ này có thể bằng, thậm chí còn lớn tiền hơn cái trụ sở đó”.

Tư Café và nhiều bạn đọc muốn có một sự thay đổi trong cách nghĩ, cánh làm của  cán bộ. Ngân sách nhà nước phải được đầu tư hợp lý, chứ không phải muốn làm gì thì làm. “Điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến việc lãng phí như thế, ở mọi nơi, mọi cấp? Có lẽ mọi người đều biết nhưng "nhạy cảm" nên không ai nói. Mà khi không nói ra, xác định đúng nguyên nhân thì không thể chữa được tận gốc căn bệnh lãng phí” – Bạn đọc BVT đúc kết.


“Các cơ quan chức năng hãy về kiểm tra các địa phương sẽ thấy việc trụ sở làm việc cấp sở, UBND các cấp... sau khi sử dụng một thời gian dù chưa xuống cấp vẫn sửa chữa rất tốn kém tiền của nhà nước. Trong khi Chính phủ hô hào tiết kiệm, việc cấp kinh phí để sửa chữa vẫn phê duyệt dễ dàng. Vậy trách nhiệm này ai chịu?” 
– bạn đọc Công Lý

“Chưa nói đến việc xây dựng trụ sở của từng cơ quan, chỉ riêng việc cơ quan đảng cấp tỉnh, huyện và cơ quan chính quyền cùng cấp là UBND, HĐND được xây riêng biệt đã tốn kém rồi. Thiết nghĩ cần đột phá trong tư duy xây trụ sở. Nên chăng tỉnh ủy, thành ủy (thuộc Trung ương và cơ quan chính quyền tỉnh cũng như huyện ủy, thành ủy (thuộc tỉnh) xây chung một khu vực để tiết kiệm chi phí và tránh lãng phí không cần thiết. Có nơi như tỉnh K. chẳng hạn, có trụ sở tỉnh ủy rồi lại có thêm nhà khách tỉnh ủy dù cách nhau chưa đến 500m” – bạn đọc Phan Hồng Thái.



Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo