xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Trảm” ngay người đề xuất nhập toa tàu cũ

Bài và ảnh: Văn Duẩn

Thông tin ngành đường sắt Hà Nội đề xuất nhập hơn 100 toa tàu cũ từ Trung Quốc đã làm dư luận bức xúc. Ngay trong ngày 3-2, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chỉ đạo cách chức người “chủ xị” đề xuất này

Ngày 3-2, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng đã chỉ đạo cách chức Tổng Giám đốc Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội (Công ty Đường sắt Hà Nội) vì đã đề xuất mua toa tàu chở hàng cũ đã qua sử dụng của Trung Quốc trái quy định.

Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm

Cụ thể, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã ký Văn bản số 1484 về kiểm điểm cán bộ thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) trong việc giao cho các đơn vị đường sắt trực tiếp thương thảo, ký hợp đồng và làm thủ tục mua toa tàu đã qua sử dụng của Trung Quốc.

“Không được nhập một cái bánh xe cũ, đừng nói là toa tàu” - đây là lý do khiến tổng giám đốc Công ty Đường sắt Hà Nội bị đề nghị cách chức
“Không được nhập một cái bánh xe cũ, đừng nói là toa tàu” - đây là lý do khiến tổng giám đốc Công ty Đường sắt Hà Nội bị đề nghị cách chức

Văn bản của Bộ GTVT gửi VNR nêu rõ: Sau khi xem xét Văn bản số 283 ngày 29-1 của Công ty Đường sắt Hà Nội gửi Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN), Bộ GTVT về việc “mua, nhập khẩu toa xe hàng C31 đã qua sử dụng của Trung Quốc”; căn cứ Nghị định 106/2015 của Chính phủ về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, Bộ GTVT yêu cầu Hội đồng Thành viên (HĐTV) VNR báo cáo rõ về Công văn số 1442 ngày 3-6-2015 của VNR gửi Cục Đường sắt Côn Minh - Trung Quốc trước ngày 4-2-2016.

Ngành đường sắt đang hiện đại hóa, mua đồ cũ là chuyện không thể chấp nhận
Ngành đường sắt đang hiện đại hóa, mua đồ cũ là chuyện không thể chấp nhận

Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu tổ chức kiểm điểm nghiêm, làm rõ trách nhiệm của HĐTV VNR, ban lãnh đạo và các cán bộ liên quan thuộc tổng công ty trong việc giao cho các đơn vị đường sắt trực tiếp thương thảo, ký hợp đồng và làm thủ tục mua toa tàu đã qua sử dụng của Trung Quốc.

Bộ GTVT yêu cầu VNR cho ông Nguyễn Viết Hiệp thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty Đường sắt Hà Nội; đề nghị HĐQT Công ty Đường sắt Hà Nội cách chức tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Viết Hiệp và xử lý kỷ luật nghiêm những cán bộ liên quan.

Văn bản chỉ đạo của Bộ GTVT yêu cầu HĐTV VNR khẩn trương tổ chức thực hiện, báo cáo Bộ GTVT trước ngày 12-2.

Không thể chấp nhận!

Liên quan đến vụ việc này, trước đó, ngày 29-1, Công ty Đường sắt Hà Nội có văn bản đề nghị Bộ KH-CN, Bộ GTVT hướng dẫn doanh nghiệp này mua, nhập khẩu lô toa tàu chở hàng gồm 164 toa tàu chạy trên khổ đường sắt 1 m đã qua sử dụng và hiện Trung Quốc không sử dụng nữa; các toa tàu có tuổi 12-22 năm từ Cục Đường sắt Côn Minh để phục vụ sản xuất, kinh doanh vận tải. Cụ thể, lô toa tàu chở hàng mà Công ty Đường sắt Hà Nội muốn mua bao gồm: 75 toa sản xuất từ năm 1994, 43 toa sản xuất từ năm 1995, 27 toa sản xuất từ 1997 và 19 toa sản xuất năm 2004.

Lý giải cho việc này, lãnh đạo Công ty Đường sắt Hà Nội cho rằng số toa tàu nêu trên không nằm trong danh mục các loại vật tư, phương tiện đã qua sử dụng thuộc diện cấm nhập khẩu theo Nghị định 187/2013. Tuy nhiên, lý do mà Công ty Đường sắt Hà Nội xin 2 bộ hướng dẫn việc mua lô toa tàu cũ là do từ ngày 1-9-2014, Bộ KH-CN tạm ngưng hiệu lực thi hành Thông tư số 20/2014 quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.

Đến ngày 13-11-2015, Bộ KH-CN ban hành Thông tư 23/2015 thay thế Thông tư 20/2014 (quy định thiết bị đã qua sử dụng được nhập khẩu có tuổi không vượt quá 10 năm) nhưng  tới ngày 1-7-2016, Thông tư 23/2015 mới có hiệu lực.

Tuy nhiên, sau khi xem xét sự việc, “tư lệnh” ngành GTVT - Bộ trưởng Đinh La Thăng - ngay lập tức ký văn bản với chỉ đạo như đã nêu trên. Văn bản nêu rõ lý do: “Trái thẩm quyền trong việc làm văn bản gửi cơ quan nhà nước; không thực hiện đúng với chủ trương của Đảng, nhà nước và cơ quan liên quan về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng”.

Ngoài ra, theo khẳng định của ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch HĐTV VNR, thì VNR  chưa có chủ trương, đó mới là kế hoạch của các đơn vị thành viên. “Chúng tôi cũng không bao giờ đồng ý chủ trương nếu có đề xuất” - ông Thành bày tỏ.

Ông Thành cho biết chủ trương của VNR là đổi mới, đẩy nhanh hiện đại hóa đường sắt, cơ sở hạ tầng, trong đó có nhà ga, toa xe... Mà đã hiện đại hóa thì toa chở khách phải đẹp, toa chở hàng phải nâng cấp tốc độ chạy từ 60 km/giờ hiện nay lên 70-80 km/giờ để bảo đảm năng lực vận tải của ngành đường sắt, không dùng đồ cũ.

“Tôi khẳng định khi tôi còn ngồi ở vị trí chủ tịch HĐTV VNR thì sẽ không thể có chuyện một cái bánh xe cũ được nhập về lăn trên đường sắt quốc gia, chứ đừng nói là cho nhập cả toa tàu” - ông nhấn mạnh. Ông Thành cho biết về nguyên tắc, Công ty Đường sắt Hà Nội không được phép ký văn bản gửi các bộ, ngành xin chủ trương khi chưa có sự đồng ý của VNR.

“Tôi yêu cầu lãnh đạo Công ty Đường sắt Hà Nội phải nộp báo cáo cho tôi trước 11 giờ ngày 4-2. Chiều cùng ngày, HĐTV VNR sẽ họp và có hình thức kỷ luật thỏa đáng” - ông Thành khẳng định.

Chủ tịch HĐTV VNR cho biết sẽ báo cáo Bộ GTVT về việc văn bản chấp thuận của VNR như báo chí nêu là văn bản nào. Theo ông, thực chất đó chỉ là văn bản của một trưởng ban thuộc tổng công ty sau khi dự hội nghị với Cục Đường sắt Côn Minh và nhận được đề nghị của họ. Cụ thể, Cục Đường sắt Côn Minh cho biết có các tàu khổ 1 m muốn giới thiệu với Việt Nam khai thác. Vị trưởng ban này đã gửi văn bản tới các đơn vị trực tiếp kinh doanh vận tải hành khách để họ xem xét, trả lời.

Cấm nhập thiết bị lạc hậu, chất lượng kém

Theo quy định của Thông tư 23/2015 (thay thế cho Thông tư 20/2014), để được phép nhập khẩu, các thiết bị cũ phải có tuổi không quá 10 năm, phải được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) hoặc phù hợp với tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Thông tư 23 cũng quy định rõ: Thiết bị đã qua sử dụng khi nhập khẩu phải phù hợp với các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành. Không được phép nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng mà các nước đã công bố loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường.

Thông tư 23 có hiệu lực từ ngày 1-7-2016.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo