xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thờ ơ với bảo hiểm tàu cá

Tử Trực - Bích Vân - Quang Vinh

Nghề đi biển tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là hiện nay, khi các tàu Trung Quốc liên tục quấy phá, cướp đoạt tài sản của tàu cá Việt Nam. Dù biết vậy nhưng nhiều ngư dân vẫn thờ ơ, thậm chí xem nhẹ việc đóng bảo hiểm cho tàu

Tỉnh Quảng Ngãi có 5.400 tàu cá và trên 20.000 ngư dân. Trong khi đó, số tàu cá đóng bảo hiểm hiện nay chỉ đạt từ 8%-10%.

Mức đóng bảo hiểm cao

Mấy ngày nay, ông Nguyễn Chí Thạnh (ngụ xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) - chủ tàu cá QNg 96084 TS - đứng ngồi không yên. Hôm 10-6, tàu của ông bị cháy rồi chìm nghỉm khi đang trên đường ra ngư trường Hoàng Sa đánh bắt.

Tàu cá của ông Trương Văn Hay (TP Đà Nẵng) bị hư hỏng nặng, chưa được chi trả bảo hiểmẢnh: BÍCH VÂN

Tàu cá của ông Trương Văn Hay (TP Đà Nẵng) bị hư hỏng nặng, chưa được chi trả bảo hiểm Ảnh: BÍCH VÂN

Cả đời ông Thạnh đi biển tích góp rồi chạy vạy vay mượn hàng xóm mới đủ tiền đóng được con tàu ra khơi. Giờ đây, gia tài lớn nhất đã tiêu tan, bảo hiểm thân tàu cũng không có, ông không biết lấy tiền đâu trả nợ, đóng lại tàu mới. “Đi biển vốn nhiều rủi ro nhưng ít ai nghĩ đến việc tàu bị chìm. Chưa kể, chi phí mỗi năm mua bảo hiểm cũng từ 15-17 triệu đồng nên tôi đành lơ luôn, bởi vậy bây giờ mới khổ” - ông Thạnh lo lắng.

Cũng như ông Thạnh, rất nhiều ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi không đóng bảo hiểm thân tàu. Ngư dân Nguyễn Văn Quang (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) đã đóng tàu được 4 năm nhưng chưa từng mua bảo hiểm cho phương tiện làm ăn của mình.

Ông Quang lý giải: “Mình đánh bắt gần bờ thì sợ gì sự cố xảy ra mà mua bảo hiểm? Vả lại, chi phí đóng bảo hiểm cho tàu cá cao quá! Ngư dân vốn liếng ít ỏi, phải tiết kiệm chi phí, lại thường xuyên kiểm tra tàu kỹ lưỡng để đề phòng sự cố nên cần gì phải mua!”.

Ông Phan Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, cho biết trong năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc hỗ trợ dầu cho ngư dân với điều kiện tàu cá phải tham gia bảo hiểm. Vì vậy, số tàu mua bảo hiểm ở Quảng Ngãi đã tăng tới 50%. Tuy nhiên, khi chính sách này hết hiệu lực, số tàu cá mua bảo hiểm cũng giảm tới 4 lần.

“Chúng tôi đã đề nghị nhà nước có chính sách hỗ trợ 50% bảo hiểm thân tàu và 100% bảo hiểm thuyền viên. Với chính sách này, ngư dân sẽ tham gia đóng bảo hiểm nhiều hơn” - ông Hoàng kỳ vọng.

Không trông chờ bảo hiểm

Hơn 1 tuần nay, ông Trương Văn Hay (chủ tàu cá ĐNa 90235, ngụ quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) có mặt suốt ở xưởng sửa chữa và đóng tàu tại âu thuyền Thọ Quang. Chiếc tàu cá công suất 765 CV của ông sau gần 1 tháng đánh bắt tại Hoàng Sa đã bị tàu Trung Quốc đâm va nên hư hỏng nặng ở cabin, buồng lái, mạn tàu… Theo ông Hay, tàu sẽ được sửa chữa trong 2 tuần, tốn kém hơn 100 triệu đồng.

Những năm trước, ông Hay đều bỏ ra hơn 12 triệu đồng mua bảo hiểm cho tàu. Năm 2009, 2 tàu cá của ông khi đánh bắt ở đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng trị) thì gặp bão, 1 chiếc bị hư hỏng nặng. Sau khi làm thủ tục, giấy tờ, bảo hiểm chi trả cho tàu của ông 51 triệu đồng. “Số tiền này chưa đủ để trục vớt và lai dắt tàu về Đà Nẵng” - ông cho biết.

Năm nay là năm đầu tiên ông Hay được UBND TP Đà Nẵng hỗ trợ mua bảo hiểm với tổng giá trị 3,8 triệu đồng. Với chiếc tàu gặp nạn mới đây, dù đã qua nhiều lần kiểm tra, kiểm định nhưng đến nay, ông Hay chưa nhận được tiền bảo hiểm và dù có nhận cũng chỉ tối đa 30 triệu đồng.

“Mua thì mua vậy cho đúng thủ tục ra khơi, khỏi bị biên phòng kiểm tra nhắc nhở, ảnh hưởng đến công việc làm ăn chớ bọn tui không trông chờ bảo hiểm chi trả thiệt hại” - ông giãi bày.

Trong khi đó, nhiều tàu cá dù đi biển về bị hư hỏng nhưng chủ tàu lại... lười làm thủ tục chi trả ở bảo hiểm vì ngại rắc rối. Ngư dân Bùi Thế Cả - Trưởng Ban Kiểm tra Nghiệp đoàn Nghề cá xã Tam Quang, tỉnh Quảng Nam - cho biết ngư dân không mặn mà với bảo hiểm do các thủ tục thanh toán tương đối rườm rà.

Các tàu bị hư hỏng phải có xác nhận của biên phòng, các nhân viên bảo hiểm đến làm việc, có hóa đơn sửa chữa… Với nhiều thủ tục này, phải mất vài ngày ngư dân mới nhận được tiền bảo hiểm. Chính vì thế, những trường hợp bị hư hỏng nhẹ, sửa chữa tốn dưới 10 triệu đồng thì đa phần ngư dân tự chi trả.

Theo ngư dân Phạm Văn Tám (ngụ thôn An Hải Tây, xã Tam Quang, huyện Núi Thành) - thuyền trưởng tàu QNa 90779 - ông đóng bảo hiểm thân tàu mỗi năm hết 19 triệu đồng. Cách đây gần 1 tuần, tàu ông ra khơi đánh bắt thì bị phía Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công làm hỏng tời lưới, phải đưa vào bờ sửa chữa hơn 15 triệu đồng nhưng lại không nằm trong diện được chi trả của bảo hiểm.

Ông Tám cho biết các ngư dân khi vay tiền đóng tàu, ngân hàng buộc phải đóng bảo hiểm nên họ phải thực hiện chứ không mấy mặn mà. Bởi lẽ, bảo hiểm chỉ chi trả đối với trường hợp thân tàu bị hư hỏng, còn các bộ phận khác thì không. Trong khi đó, thân tàu rất ít khi bị hư mà chủ yếu là bộ phận máy móc, chân vịt…

Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội Nghề cá TP Đà Nẵng, cho hay UBND TP đã hỗ trợ mua bảo hiểm thân tàu và thuyền viên đối với tàu cá công suất 90 CV trở lên. Tuy nhiên, do chế độ thanh toán bảo hiểm còn phức tạp, giữa ngư dân và công ty bảo hiểm vẫn chưa thống nhất nên nhiều ngư dân không muốn mua bảo hiểm. Hiện tại, hầu hết các bảo hiểm chỉ tính chi trả bằng phần giá trị còn lại của tàu nên số tiền nhận được rất thấp. Ngoài ra, nhiều công ty bảo hiểm vẫn chưa làm tốt việc chi trả cho chủ tàu khi tàu cá gặp thiệt hại.

Nhằm hỗ trợ ngư dân hiệu quả, ông Lĩnh đề xuất cho bà con đóng trước 30% mức bảo hiểm, số còn lại sẽ đóng dần sau những chuyến đi biển.

Cần thành lập trung tâm tư vấn cho ngư dân

Chiều 25-6, ông Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam - đã làm việc với Hội Nghề cá và ngư dân tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế, đề nghị nhà nước tăng cường giám sát các ngân hàng thương mại trong việc triển khai cho ngư dân vay vốn ưu đãi.

Theo ông Bình, Chính phủ đã có chủ trương cho ngư dân vay vốn không tính lãi 2 năm đầu nhưng ngư dân Thừa Thiên - Huế không vay được nguồn vốn này. Các chủ trương vay vốn khác thì ngân hàng đòi hỏi quá lớn, trong khi ngư dân không có tài sản để thế chấp nên rất khó tiếp cận vốn.

Để giải quyết khó khăn cho bà con, ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Hội Nghề cá tỉnh Thừa Thiên - Huế thành lập trung tâm tư vấn trợ giúp ngư dân trong các hoạt động vay vốn để cải hoán, đóng tàu mới và hưởng các chủ trương chính sách khác của nhà nước. Theo ông, sắp tới, Chính phủ sẽ ban hành nghị định mới và toàn diện về vấn đề hỗ trợ ngư dân.

Q.Nhật

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo